Monday, December 13, 2010


Click to play this Smilebox greeting
Create your own greeting - Powered by Smilebox
Create your own greeting card


Merry Christmas and Happy New Year

Wednesday, July 21, 2010


GẶP NGƯỜI TÌNH CŨ

GẶP NGƯỜI TÌNH CŨ




Ông giơ tay chỉ ra phía sau và tôi thấy có một bầu ánh sáng chói lọi trong không trung khiến tôi phải nhắm mắt lại cho khỏi loá. Tôi nghe một giọng nói êm dịu:

- Này anh Steve, anh còn nhớ em không?

Tự nhiên tôi nhận ra ngay giọng nói của Marjorie, một người bạn gái ngày trước nhưng cô ta đã chết vì một tai nạn khi còn ở trung học kia mà. Tôi mở mắt ra và thấy Marjorie đang đứng trước mặt tôi, toàn thân bao phủ trong một lớp ánh sáng chói lọi. Cô bật cười:

- Anh đừng ngạc nhiên, em vẫn như xưa chứ đâu có khác gì... Ơ kìa! Tại sao anh lại nghĩ rằng em là một thiên thần?

Tôi bối rối:

- Nhưng... nhưng tại sao cô lại biết như vậy?

Marjorie bật cười liếng thoắng:

- Em biết chứ! Em đọc được tư tưởng của anh... anh ngạc nhiên vì màu sắc hào quang ư? Anh cũng có hào quanh đấy chứ, anh không thấy sao?

Chưa lúc nào tôi lại bối rối như lúc này. Sự có mặt của ông Jules và bây giờ của Marjorie, một người bạn gái đã qua đời từ nhiều năm, khiến tôi mệt mỏi muốn ngồi xuống đất. Tuy nhiên Marjorie không để tôi yên, cô vẫn liếng thoắt như hồi nào:

- Này anh Steve, anh không hề mệt đâu, anh chỉ mệt vì anh tưởng anh mệt đó thôi. Lúc nãy anh đâu có mệt, anh đang vui vẻ khoẻ khoắn kia mà. Anh nghĩ nhiều quá... Chuyện đã qua rồi anh nghĩ làm chi?

Quả thật tôi đã nghĩ đến cái chết của Marjorie năm xưa, chính tôi đã đi đưa đám tang nàng và ngồi bên cạnh mộ nàng rất lâu. Marjorie dường như cảm động, mắt cô chớp chớp một lúc rồi vui vẽ hồn nhiên trở lại:

- Anh Steve thân yêu, em biết điều đó. Hồi đó em biết hết, thấy hết và nghe hết những điều anh nói bên mộ em. Sau đám tang, em thấy anh đi thơ thẩn ngoài nghĩa địa một mình, em thấy anh khóc nhiều. Anh còn đi theo con đường dẫn đến trường mà trước kia chúng ta thường dạo mát. Lúc đó em vẫn đi bên cạnh anh mà anh đâu có biết.

Tôi kêu lên thất thanh:

- Thật sao, em vẫn ở bên anh hay sao?

Marjorie thản nhiên gật đầu:

- Ðúng thế. Em thấy anh buồn quá nên quàng lấy vai anh để an ủi, nhưng anh nào có hay. Em biết mình đã chết nên không thể tiếp xúc với anh được nữa, nhưng thật ra danh từ "chết" không đúng đâu. Sự thật thì chúng ta không bao giờ chết cả. Ðúng vậy, em và anh cũng như mọi người khác chẳng bao giờ chết. Anh thấy không, hiện nay chúng ta vẫn linh động, thoải mái, sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết kia mà! Chúng ta đang tiến về nguồn, nguồn sống thương yêu tràn đầy ân phước của Ðấng Tối Cao. Dĩ nhiên lúc này anh còn đang bán tín bán nghi nhưng em mong anh tin em. Nhiều người không tin em mặc dù em cố gắng thuyết phục họ, nhưng anh thì phải khác chứ. Anh biết không, em đã gặp rất nhiều người cũng bị tai nạn xe cộ như em vậy. Họ than khóc quá chừng, kẻ oán hận người đã gây ra tai nạn, người thì tiếc đã không làm được những việc khi còn sống. Em đã đến bên họ, khuyên can họ, an ủi họ để họ hiểu rằng đời sống của họ không hề chấm dứt như họ nghĩ mà là một sự chuyển tiê"p. Trong giai đoạn này họ được sống trong một tình thương tuyệt vời nhưng chẳng mấy người chịu nghe.

Càng nói bầu ánh sáng bao quanh Marjorie càng sáng chói, bao phủ quanh thân nàng khiến nàng trông càng đẹp, một vẻ đẹp thanh cao, đáng kính khiến tôi phải lùi lại. Marjorie nheo mắt nhìn tôi và thong thả:

- Ðó là công việc của em, một công việc quan trọng. Trước khi giao việc này cho em, ngài đã dặn em phải suy nghĩ kỹ. Em đã đắn đo rất cẩn thận trước khi nhận lời. Công việc thật nặng nhọc nhưng em rất sung sướng đã an ủi, giúp đỡ cho những người vừa từ trần. Em ở kề cận bên họ, nhắc nhở cho họ rằng đời sống thật sự chỉ có sự thương yêu chứ không có sự hối tiếc, giận hờn.

Tôi ngạc nhiên:

- Em nói ngài đã giao việc cho em, vậy ngài là ai?

Marjorie chỉ về phía sau tôi:

- Chính cậu Jules đã đưa em đến gặp ngài. Ngài chính là Thượng Ðế chứ ai nữa!

Quả thật tôi rất bối rối. Tôi đưa mắt nhìn ông Jules và Marjorie không biết phải nói như thế nào nữa. Phải chăng tôi đang mê ngủ? Phải chăng đây chỉ là một giấc chiêm bao? Ông Jules âu yếm:

- Cháu không chiêm bao đâu.Hiện nay cháu đang ở một cõi giới khác với cõi trần. Ở đây thời gian và không gian không còn chi phối nữa, cũng không có các ràng buộc vật chất. Khi muốn đến đâu người ta có thể đến đó ngay, lúc này cháu chẳng đã trở về nhà hay sao? Bây giờ cháu hãy đi theo cậu, chúng ta có việc phải làm sau này cháu sẽ có dịp gặp Marjorie sau.


BƯỚC QUA CỬA TỬ GẶP NGƯỜI CẬU ÐÃ CHẾT

BƯỚC QUA CỬA TỬ GẶP NGƯỜI CẬU ÐÃ CHẾT




Steve Buckley là một tân binh vừa nhập ngũ. Anh được huấn luyện tại một căn cứ quân sự tại tiểu bang Carolinạ Trong buổi thực tập cách gài mìn, gỡ mìn thì một quả mìn đã nổ ngay gần chỗ anh đứng. Tuy thân thể không bị thương nhưng anh bị sức chấn động làm ngất đi và trút hơi thở cuối cùng trên đường đến bệnh viện. Mọi phương pháp làm hồi sinh đều vô hiệu. Khi đến bệnh viện, một y sĩ khám nghiệm xác nhận anh đã chết. Xác anh được quàn tạm trong nhà xác chờ thông báo cho thân nhân. Khoảng vài giờ sau đó, anh tỉnh dậy trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau đó anh đã thuật lại câu chuyện như sau:

"Tôi không hề ý thức gì về quả mìn nổ, tôi chỉ biết rằng bỗng dưng tất cả đều im lặng, một thứ im lặng tuyệt đối. Tôi lên tiếng gọi lớn nhưng không nghe ai đáp lại, cả sân tập bỗng trở nên vắng hoe, bao nhiêu bạn đồng ngũ bỗng biến đâu mất hết. Tôi đang phân vân chưa biết phải làm gì thì thấy có một người mặc đồng phục, tay cầm một cây dù đang đứng giữa bãi mìn. Tôi tự hỏi tại sao giữa quân trường lại có một thường dân đứng khơi khơi như vậy? Lúc đó trời quang đãng mà tại sao người này cầm dù? Người lạ nhìn tôi mỉm cười và rảo bước đến tôi. Tôi bèn la lớn để cảnh cáo rằng ông ta đang đi trên một bãi mìn nhưng chưa kịp nói thì ông ta đã đến sát bên cạnh. Ông ta lên tiếng bằng một giọng thân mật:

- Có phải cháu Steve đó không? Tôi là cậu Jules đây.

Rồi ông ta thân mật hỏi thăm về mọi người trong gia đình tôi như một người thân thuộc. Không nhữa ông ta biết rõ gia đình tôi mà còn biết đến cả con chó Bassette mà mẹ tôi rất cưng nữa. Linh tính báo cho tôi biết một sự chẳng lành. Tôi nhớ mang máng rằng mẹ tôi có một người em ruột đã chết từ lâu rồi kia mà. Ông Jules thong thả nói:

- Này cháu Steve, mẹ cháu nhớ cháu lắm đó. Hôm nay bà làm món lassagna, một món mà cháu rất thích ăn.

Tôi đâm ra bối rối:

- Làm sao ông biết được chứ?

Ông Jules mỉm cười một cách bí mật.

- Thế cháu có muốn về thăm nhà không?

Tôi ấp úng đáp:

- Làm sao có thể về được? Nhà tôi ở tận New York kia mà... Hơn nữa tôi đang thực tập quân sự, phải sáu tháng nữa mới được về phép.

Ông Jules mỉm cười nắm lấy tay tôi xiết chặt:

- Không sao đâu, cháu chỉ cần nghĩ đến mẹ cháu là được.

Tôi luống cuống không biết phải làm gì thì vừa vặn thấy thượng sĩ York đang đi gần đó, tôi bèn lên tiếng gọi nhưng ông này không nghe, cứ cắm cúi đi thẳng. Tôi vội chạy đến chặn đầu thượng sĩ York nhưng dường như ông ta không trông thấy tôi mà cứ tiếp tục đi. Ðến lúc đó ông Jules bước lại, ôn tồn khuyên:

- Ông ta không nhìn thấy cháu đâu. Cháu có muốn về thăm nhà không?

Sau một hồi thuyết phục, tôi bằng lòng và nghĩ đến mẹ tôi. Tự nhiên cảnh vật chung quanh đều thay đổi, tai tôi vẫn nghe giọng ông Jules ôn tồn:

- Cháu cứ bình tĩnh và tập trung tư tưởng để nghĩ đến mẹ cháu là được rồi.

Tôi thấy mình đang đứng trong nhà trước mặt mẹ tôi. Bà đang làm món lassagna thơm phức. Các em tôi đang ngồi xem ti-vi, chúng nói chuyện ồn ào và không chú ý gì đến sự hiện diện của tôi cả. Trong lúc xúc động tôi chạy đến ôm chầm lấy mẹ tôi nhưng bà vẫn thản nhiên nấu nướng, không hề biết gì. Ðến lúc đó tự nhiên tôi thấy lạnh mình. Lúc nãy thượng sĩ York cũng không hề thấy tôi. Phải chăng tôi đã chết? Tôi vừa hoảng hốt thì chung quanh bỗng như tối sầm lại, dường như có một sức mạnh kỳ lạ nào đó lôi kéo tôi vào một lớp sương khói màu xám đục... Tôi chưa biết phải phản ứn như thế nào thì ông Jules đã đến bên cạnh. Khi đó tôi mới thấy hình như đứng cạnh ông, tôi thấy mình bình tĩnh hơn.

- Chuyện gì đã xảy ra cho tôi vậy? Tôi đã ra sao?

Ông Jules nắm lấy tay tôi trấn an và ôn tồn:

- Cháu đã về nhà rồi, có đúng không? Phải chăng là điều cháu vẫn ao ước trong suốt thời gian học tập quân sự?

Tôi thắc mắc:

- Nhưng tại sao mọi người không ai nhìn thấy tôi hết? Tại sao tôi không thể nói chuyện với ai được?

Ông Jules thong thả giải thích:

- Cháu phải hiểu rằng cháu đã về nhà nhưng không bằng thể xác mà bằng một thể khác... Chính cái tư tưởng mong muốn trở về nhà trong suốt thời gian cháu học tập quân sự đã khiến cậu tìm đến gặp cháu để giúp cháu hoàn tất tâm nguyện trên.

Tôi thút thít khóc:

- Như vậy là cháu đã chết rồi phải không?

Ông Jules thong thả:

- Rồi cháu sẽ hiểu. Hiện nay cậu chỉ có thể cho cháu biết rằng cháu khôgn còn ở cái thế giới quen thuộc của cháu nữa... Nhưng cháu không nên phí thì giờ vô ích, cháu chẳng mong trở về thăm nhà hay sao?

Tôi định thần nhìn quanh, cả nhà đã bắt đầu ngồi vào bàn ăn. Cha tôi vừa rót một ly rượu chát lớn, thong thả thưởng thức mùi vị trước khi ăn. Các em tôi đang cười đùa bàn tán về chương trình ti-vi mà chúng vừa xem. Mẹ tôi vừa cắt đĩa lassagna vừa lẩm bẩm :"Phải chi có thằng Steve ở đây, nó vẫn thích món này lắm!". Vì một lý do thầm kín nào đó, tôi đọc rõ tư tưởng của mẹ tôi và xúc động mạnh. Ông Jules giả thích:

- Ở cõi trần, người ta có thể nhận thức mọi vật bằng năm giác quan thông thường như nghe, nhìn, ngửi, nếm và sờ mó nhưng ở cõi này, các giác quan trên không còn sử dụng được nữa mà chỉ có tư tưởng mà thôi. Nếu cháu muốn tiếp xúc với mẹ cháu, cháu hãy tập trung tư tưởng gửi đến mẹ cháu những niềm yêu thương tốt đẹp nhất thì mẹ cháu sẽ nhận được.

Thursday, June 30, 2005


Lời cuối cho nhau – Miên Thụy

Miên Thụy

Tôi gặp Miên Thụy lần đầu tại Đại Hội Thơ Tài Tử Thế Giới ở VA năm 2004.

Dáng tròn trĩnh, mái tóc cắt ngang vai, MT ríu rít như chim, dễ cho nguời đối diện tình cảm thân thiện của phút ban đầu .

Cô gái có cái bút hiệu dễ thương, không mềm mại, không hoa lá, không yểu điệu mà có chút gì đó bí ẩn , kiêu sa dễ gây vào trí nhớ nguời đọc, Miên Thụy !

MT tên thật là Đoàn thi Xang sinh quán tại Sàigon.Thuở nhỏ học ở Nguyễn Bá Tòng. Từ bé đã thích ca hát nên mang nguyện vọng đem tiếng hát của mình đến với mọi người như một chia sẽ những nỗi niềm riêng mang trong lòng. MT đang định cư ở Holland từ 79.

MT làm thơ nhiều và một số đã đuợc các nhạc sỹ phổ nhạc. MT đã thực hiện một CD với tiếng hát của chính nàng . Lời cuối cho nhau, CD với 10 bài hát , tôi xin giới thiệu hôm nay.

MT có giọng hát khỏe, vững và rất mượt mà. Nghe MT hát, có thể nhiều nguời sẽ thắc mắc, vì sao Nàng không theo nghiệp ca hát. Giọng hát lên cao không bị rè hay giọng mũi . Những cái ngân của MT vừa phải không cố tình kéo dài phô bày kỹ thuật như vài ca sỹ chuyện nghiệp. Đặc biệt, MT phả rất nhẹ nhàng từng lời hát, chữ đuợc nhả tròn trịa và mựợt mà khiến tôi liên tuởng đến một giải lụa trắng và mềm đang uốn quanh vệ nữ duới đêm trăng. Cái muợt mà này của MT hao hao giọng ca sỹ Thùy Dương. Sự trong trẻo của MT làm tôi liên tuởng đến giọng ca sỹ Quỳnh Giao. MT hát với tất cả tâm hồn nên rất tự nhiên, không điệu đàng gì hết. Cái tôi kỵ nhất là ca sỹ “ điệu “ ! Tuy hát nhạc mình nhưng MT không sửa giọng hay điệu. Mỗi lời cuối đuợc nhả rất nhẹ nhàng. Lời khi lên cao đuợc đưa rất mềm mại và phải nói cái luyến láy của MT rất dễ thương.

Mỗi lần hát chữ Anh, MT không Anh một cách cụt ngủn mà đưa nhè nhẹ Anh ngân dài và xúông cũng rất nhẹ, hơi ngân một chút. Hay chữ Nhạt phai, MT đã diễn tả chữ phai đúng như ý nghĩa, phai nhạt dần. Nghe MT hát, tự nhiên như hơi thở cứ như Nàng đang đứng trong phòng khách, cạnh dương cầm và hát cho nguời thân nghe. Tuy vậy MT có một nhược điểm, những bài buồn, nàng thiếu cái ủ dột cho chất giọng! Giọng vẫn có chút gì đó reo vui cả khi đang lời cuối cho Anh. Tôi thầm nghĩ, giọng MT hát các bản nhạc tình dí dỏm, vui tươi có lẽ sẽ rất hạp! Vd trong nhạc phẩm Lời cuối cho nhau, Nguyễn Minh Châu phổ, phải nói nhạc khá hay nhưng MT diễn tả chưa đủ buồn!



Sao bỏ nhau vội vã
Cuộc chia tay bất ngờ
Anh ơi đời mấy ngả
Em lạc loài bơ vơ

Em nơi này vẫn nhớ
Bốn mùa gọi tên anh
Em nơi này vẫn thế
Buồn vào hồn quẩn quanh




Đúng là ý thích âm nhạc không ai giống ai . Tôi nghĩ có lẽ MT sẽ ngạc nhiên khi tôi nói, tôi thích nhất bài Đêm nay do Hiếu Anh phổ nhạc trong CD này của MT

Có lẽ tôi vốn ưa thích tình tự quê hương, âm hưởng dân ca. Thật đắm đuối khi nghe mở đầu như sau :


Lạy anh một lạy tơ hồng
Theo anh dù có bềnh bồng nguợc xuôi
Lạy anh một lạy anh ơi
Cho nhau sợi tóc buộc đời của nhau


Chữ “lạy” được MT luyến láy thành ý y nghe rất dân ca !

Đêm nay làm tôi liên tuởng đến một nhạc phẩm nào đó của PhạmDuy. Từ lời đến giai điệu nhạc, cứ trôi lờ lững như một giòng sông thơ ấu , rất thanh bình êm ả và như lẫn trong đó tiếng sáo diều vi vu ..

Tôi thích đọan giữa. Điệu nhạc hơi dồn dập đúng với đêm động phòng và lễ tơ hồng. Nếu tôi là Trung tâm Băng Nhạc Asia hay Thúy Nga thì sẽ dựng nhạc cảnh cho Đêm nay với khăn đóng, áo the, nhà cổ bên giàn dâu trúc thưa..

Đêm nay se tóc đôi hàng
Đêm nay loan phụng bàng hòang giấc mơ
Đêm nay em tới bên bờ
Bên anh đốt nến đợi chờ trăm năm

Nghe tình quá đi thôi !

Đắm đuối do Hà Phương Anh phổ, giòng nhạc cũng khá dịu dàng nhưng tôi có cảm tuởng nếu đắm đuối thì Đêm nay đắm đuối hơn nhiều !Đọan này hay


Thơ anh cuốn hút trên giòng nhạc buông lơi
Tình em trôi nổi về chốn xa xôi
Hồn em lắng đọng
Thành giòng mưa tuôn


Đuờng chiều mưa vẫn bay do Hàn Sỹ Nguyên phổ đuợc MT diễn tả rất khá. Nội dung tình tự nhẹ nhàng dù đuợm chút buồn nhưng chỉ là đượm chút nên giọng hát “ vui “ của MT không phản cảm. Giòng nhạc êm đềm ngay từ giai điệu đầu


Tìm nhau hoài lạc lối
Đường chiều mưa vẫn bay
Khung trời xưa bỗng lạ
Anh đâu! thèm vòng tay



Tuy vậy tôi không thích câu Anh đâu! thèm vòng tay ! Đọc thơ thì có dấu phẩy nên nghĩa khác, lẽ ra khi phổ thơ ,Nhạc sỹ Hàn Sỹ Nguyên nên thay thành Anh ơi thèm vòng tay thì nguời nghe hiểu hơn vì Nghe khác với Đọc !



Nhạc phẩm đuợc MT chọn làm tên cho CD, Lời cuối cho nhau của Nguyễn Minh Châu , nhạc khá hay nhưng giá buồn hơn nữa thì tốt. Tôi nhớ đến một nhạc phẩm của PhamDuy

Một nguời ngồi bên đây sông im nghe nuớc chảy về đâu
Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chẩy ven cầu

Cả lời và giai điệu nhạc nghe buồn thấm thía !

Tuy vậy đọan sau đây, rất tuyệt cả về lời thơ của MT và nhạc của Minh Châu :


Sao ta đành bỏ nhau
Em về tóc rối nhàu
Tóc chưa khô giòng lệ
Tình hun hút xanh xao





Nhạc phẩm Sao cho em quên do Nguyễn Minh Châu phổ thật là tuyệt. Tôi thích bài này hơn bài chủ đề Lời cuối cho nhau . Nhạc nhẹ nhàng,thanh thóat khúc đầu và trầm lắng một chút ở đọan giữa.


Em quên rồi ngày tháng
Người đi vào nhẹ vào đời
Trái tim em bối rối
Làm sao với nguời ơi


MT ngân chữ Rồi rất hay và xúông chữ Đời thật mượt mà . Đọan sau tôi không thích lắm nhưng đọan này lại thấm vô cùng

Trái tim em sẽ khóc
Cơn đau xưa chợt về
Một lần thôi cũng đủ
Em một đời mải mê

Chữ “cũng đủ “ MT vuốt rất nhẹ và xúông quá đỗi dịu dàng ‘ Em một đời mải mê” Chữ Mải đuợc MT hát Mãi và ngân nhẹ, luyến từ duới đưa lên cao một chút, hơi gãy môt chút lúc sắp hết chữ Mãi nghe rất truyền cảm.


Xuân Phai, nhạc Nguyễn Thành Nhân, cũng dịu dàng vì thơ MT là tình nhẹ, là đắm đuối, là hiến dâng . Với bản này, tôi thích hai đọan sau .Chữ Hạt cũng đuợc MT luyến láy rất nhẹ



Kìa duờng như đào nở
Đợi xuân về mơn man
Anh như cơn gió thỏang
Anh như hạt mưa ngàn
Anh, chút tình dở dang

Mùa xuân em có còn
Hồng lên đôi má đào
Ngày xuân thơ có còn
Về reo thêm nỗi nhớ


Miên Thụy với giọng ca trời phú, trong trẻo, dịu dàng, mượt mà , nhẹ nhàng, biết ngân vừa đủ, biết phát âm rất đúng chữ Việt, biết luyến láy rất Việt nhạc, biết sửa chữ cho phù hợp nhạc Việt, quả là một giọng hát Vui và Xinh!

Tôi mong MT biết sử dụng sở trường giọng hát của Nàng, giọng hát Xinh và Vui , đó là một mỹ từ tôi muốn tặng cho Miên Thụy



Viết tại Rừng Gió Virginia 2005

Hòang Lan Chi

Miên Thụy mienthuydoan@hotmail.com


Thằng Bé Thiên Thần

Hoàng Thy


Quỳnh từ sở làm phóng vội xe đến Nhà Trẻ để đón cu Phương, vừa kịp lúc Nhà Trẻ sắp đóng cửa. Nàng gặp bà Novo nắm tay cu Phương đứng chờ trước thềm.

- I am sorry, miss Novo. The traffic is so bad. Quỳnh nói với bà giáo của Phương.

- Never mind. Alright, see you Monday. Have a nice weekend.

- Thank you very much.

Bà Novo không biết có nghe nàng cảm ơn không nữa mà đã quày quả bỏ đi. Cũng chả trách bà ta được. Ở Mỹ này mà ! Tất cả đều chạy theo kim đồng hồ. Biết đâu bà ta cũng có việc cần đi ngay. Quỳnh vội vã đưa con ra xe, đặt vào ghế , thắt dây an toàn cẩn thận rồi nựng con :

- Không sao đâu con ạ. Mẹ mới trễ có năm phút thôi.

Bây giờ Mẹ con mìnhvề nhà làm cơm chờ Ba và chị Thủy về là vui ngay ấy mà.

Trên đường về nhà nàng mới sực nhớ là chưa có “sốt” cho món thịt bò chiên. Nàng ghé lại chợ Von. Quỳnh ngẫm nghĩ nếu bây giờ phải mất công tháo dây nịt an toàn cho con rồi dắt theo vào chợ thì lôi thôi quá. Vả lại nàng chỉ cần mua gói bột “Babercue Sauce” rồi ra ngay nên nàng nựng con :

- Con ở đây nhé. Mẹ vào mua gói “sốt” là ra ngay.

Nàng không quên hé cửa xe xuống độ 2 inches cho thoáng. Vội vàng chạy vào chợ lấy gói “sốt” và mang ra quầy tính tiền. Bấy giờ nàng mới ngã ngửa ra vì thấy cả hơn chục lane mà lane nào cũng xếp hàng dài. Chiều thứ Sáu mà, chả trách. Nàng đành đứng vào cuối lane gần nhất vậy. No choice.

Sao mà lâu thế, nàng lẫm bẩm, gần 5 phút rồi mà chỉ nhích đượcvài bước. Nàng nửa muốn bỏ gói “sốt” lại để ra với con cho chóng nhưng nghĩ lại, món “bí-tết” mà không có “sốt” thì quả là mất ngon, nên nhẫn nại đứng chờ.

Quảng 10 phút sau, nàng thở phào nhẹ nhõm vì người kế tiếp là nàng rồi.

- Chào Bác

Tiếng chào bằng tiếng Việt làm nàng giật mình.

Nàng vội quay sang thì thấy một cậu trai khoảng 13, 14 tuổi tay dắt bé Phương đang mếu máu.

- Cháu thấy em Phương như muốn khóc, lại thấy Bác chờ hơi lâu nên đưa em đến cho Bác đây

- Ồ, cám ơn cháu. Nàng quay sang Phương :

- Sắp xong rồi mà con. Rồi nàng nói tiếp với cậu bé :

- Cháu tên gì nhỉ ? Bác tệ quá, không nhớ ra là đã gặp cháu ở đâu nữa nhưng trông quen lắm đột nhiên nghĩ không ra.

- Dạ, cháu là Thanh, con chú Dũng đây. Bác nhớ cháu chưa ?

- Ồ, cháu Thanh đấy ư ? Mới vài năm không gặp mà cháu lớn quá, Bác nhận không ra. À, mà Ba Má cháu có khỏe không ?

- Dạ, cám ơn Bác. Ba má cháu vẫn mạnh. Thôi cháu xin phép Bác, cháu phải đi đây.

- Ừ, cảm ơn cháu. Cho Bác gởi lời thăm Ba Má cháu nhé.

- Dạ.

Nàng nhìn theo bóng dáng cậu bé cho đến lúc khuất sau cửa. Nàng thầm nghĩ anh chị Dũng có thằng con ngoan thật, đẹp trai mà lại lễ phép nữa. Trông thằng bé như là một thiên thần. Mới có mấy năm mà nó lớn hẳn lên, mình nhận không ra.

Lúc tính tiền xong, Quỳnh đưa con ra xe thì thấy có đám đông và vài viên cảnh sát bu quanh chỗ nàng đậu xe. Hốt hoảng, nàng bế thốc cu Phương chạy lại thì thấy xe của mình bị một chiếc xe truck to kềnh càng đụng tới, móp méo, rúm ró đến tận gần cửa sau.

Nàng bỗng giật mình khi cu Phương còn ở trong xe nếu thằng Thanh không đưa nó lại cho nàng thì bây giờ… Nàng nhắm mắt lại, không dám nghĩ tới nữa.

- Mam, is this your car ?

Tiếng của viên cảnh sát kéo nàng về với thực tế.

- Y…Yes. Nàng líu ríu trả lời

- This drunk man hits it from the back, please let me see your registration.

Quỳnh vội mở cửa xe lấy giấy tờ đưa cho viên cảnh sát và nói :

- Will you please call my husband at 555-5678. I don’t know what to do.

- Yes, just take it easy, mam. Do you like to take some rest in my car ?

Quỳnh líu ríu để cho người cảnh sát dìu mẹ con nàng vào ngồi trong xe của ông ta. Rồi nàng miên man nghĩ về thằng Thanh. Làm sao mà thằng bé biết nàng đi chợ. Làm sao nó biết là Quỳnh để cu Phương ngồi trong xe. Làm sao mà nó tìm được nàng đang đứng ở quầy tính tiền trong lúc đông người như thế. Và nhất là làm sao nó nhận được Mẹ con nàng vì chính nàng cũng chỉ ngờ ngợ nhận ra nó thôi. Bao nhiêu là câu hỏi đang quay cuồng trong đầu của nàng. Quỳnh tự trách mình sao quá lơ đảng, không hỏi thằng bé cho rõ ràng. Nàng nóng lòng được liên lạc với anh chị Dũng, ba má của vị cứu tinh con nàng.

Rồi Quang, chồng nàng, đến. Khi chàng giải quyết mọi vấn đề với nhân viên cảnh sát xong thì chàng đến bên Quỳnh và Phương :

- Con và em có sao không ? Đã hết sợ chưa ?Thôi, mình về đi em.

Quỳnh như người mất hồn, để Quang dìu ra xe...

Về nhà rồi nàng chẳng thiết ăn uống chi nữa mà tìm chỗ nằm nghỉ. Quang biết vợ chưa hoàn hồn vì tai nạn vừa qua nên để yên cho vợ nghỉ ngơi. Cha con chàng nấu đỡ gói mì ăn qua loa rồi chàng cho cu Phương đi ngủ.

Đến khoảng 12 giờ đêm thì Quỳnh thức dậy kêu đói. Quang đưa vợ ra bếp nấu mì cho nàng ăn và an ủi :

- Xong hết rồi em ạ. Tên ấy say rượu mà lại lái chiếc xe truck khổng lồ đâm vào xe em. Cũng may là em và con không ở trong xe nếu không thì nguy đấy. Hãng bảo hiểm họ sẽ kéo xe đi và bồi thường thỏa đáng cho mình. Ngày mai anh đưa em và con đi khám tổng quát cho chắc ăn.

Quỳnh phân bua với chồng :

- Em không biết nói sao nữa. Nhưng anh biết không ? Tí nữa thì mình mất bé Phương đấy.

- Em nói sao ?.Chuyện như thế nào ?

Quỳnh kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối cho Quang nghe, nhất là lúc thằng Thanh con của anh chị Dũng đưa thằng Phương lại cho nàng.

Quang thừ người một đỗi rồi mới thốt được :

- Thế thì lạ thật...Thôi, để mai mình gọi cho anh chị Dũng xem sao. Anh cũng nhớ là anh chị ấy có một đứa con trai, có lẽ bây giờ nó khoảng 13 hay 14 tuổi gì đó. Nhưng anh chị ấy cũng ở cách đây khoảng hai tiếng đồng hồ lái xe chứ ít gì. Bây giờ thì trễ rồi, mình đi ngủ đi. Em cũng chưa khỏe hẳn đâu.

Sáng sớm hôm sau vợ chồng chàng lục lọi mãi trong đống giấy tờ cũ mới tìm ra số phôn của Dũng. Chả là cũng đến ba bốn năm rồi chàng không liên lạc với bạn, từ ngày Dũng dời lên vùng Los Ageles.

Quang quay số gọi bạn. Sau vài tiếng kêu, ở đầu dây bên kia là giọng nói của Dũng mà Quang nhận ra được ngay :

- Helo !

- Chào anh Dũng. Anh có nhận ra ai đây không ?

- À, xin lỗi ai vậy ?

-Tôi đây.Quang đây.Anh không nhận ra tôi sao ?

- Ồ, anh Quang. Trời đất, lâu lắm rồi mới nghe tiếng bạn. Xin lỗi nhé, chưa nhận ra ngay vì bất ngờ quá. Anh chị khỏe không ?

- Cám ơn anh, tụi này không được khỏe lắm. Anh chị thì sao ?

- Tụi tôi bình thường. Anh nói không khỏe là sao? Cóù chuyện gì xảy ra à ?

- Vâng, cũng có chút chuyện nhà không ổn. Mà khỏe làm sao được khi bạn đến gần nhà mà lại không ghé vào, tệ thế. Bộ không còn coi tụi này là bạn nữa sao ?

- Làm gì có. Tụi này có bao giờ quên bạn đâu. Có điều, đi cày tối ngày rồi thời gian qua có nhiều việc dồn dập xảy đến, bù đầu nên sơ xuất thôi !

- Thế hôm qua anh chị không xuống San Diego thật à ?.Còn cứ mãi làm bộ

- Tụi này từ ngày rời San Diego chưa có dịp về lại lần nào. Có lúc tính đi Sea-World nhưng rồi lại không tiện, đành chịu vậy

Quang quay sang Quỳnh :

- Anh bạn này của tôi cố chấp thật. Em nói chuyện với anh ấy đi.

Quỳnh cầm phôn :

- Chào anh Dũng. Quỳnh đây...

- À, chào chị Quỳnh. Ghị coi đấy, Quang cứ đổ tội cho tôi không à. Thôi thế này nhé, mai anh chị lên tụi này chơi đi để tụi này có dịp tiếp đãi gia đình bạn và để tôi với Quang lai rai vài sợi và tâm sự. Thế nào, được không ?

- Mai hả ?

Quỳnh liếc nhìn Quang dò hỏi. Quang gật đầu.

- Vâng, mai tụi này sẽ lên quấy anh chị một chuyến vậy. À, chị Duyên đâu anh. Cho tôi nói chuyện một chút nào.

- Nhà tôi đây.

Có tiếng Duyên tiếp liền, sau đó :

- Helo, chị Quỳnh. Khỏe không chị ?

- À, chị Duyên, Tụi này không khỏe lắm. Tôi vừa bị đụng xe.

- Ồ, vậy ư ? Thế chị có sao không ?

- Tôi không sao. Một tên say rượu đụng cái xe không của tôi bẹp dí chị ạ.

- Chúa ôi ! May người không sao là tốt rồi.

Quỳnh thăm dò :

- Hôm qua tôi có gặp cháu Thanh nhà anh chị đấy. Gớm, thằng bé càng lớn càng giống anh Dũng ghê. Cháu ngoan và lễ phép lắm, trông nó như là một Thiên Thần nhỏ vậy. Anh chị thật có phước.

- Chị...Chị nói gì ? Chị gặp cháu Thanh thật ư ?

Giọng Duyên lạc đi, như không còn nói ra hơi nữa.

Quỳnh bàng hoàng :

- Vâng, tôi đã gặp cháu chiều hôm ấy...

Rồi Quỳnh chậm rãi kể lại câu chuyện từ lúc nàng rời Sở làm cho đến lúc gặp thằng Thanh, rồi tai nạn xảy ra như thế nào cho Duyên nghe. Rồi nàng kết luận :

- Cháu Thanh là vị cứu tinh của cháu Phương nhà tôi, của gia đình tôi đấy.

- Thế thì lạ quá vì...

Duyên bỏ lửng câu nói và hình như Duyên làm rơi điện thoại.

- Chị Duyên, chị sao thế. Anh Dũng đâu ?

- Tôi đây. Nhà tôi bị shock. Thôi chào anh chị nhé.

Dũng cúp phôn.

Quang và Quỳnh đều ngơ ngác. Quỳnh hỏi chồng :

- Thế này là thế nào vậy anh ?

-Anh đâu có rõ. Tại sao anh Dũng lại cúp phôn vậy kìa ?. Anh ấy nói chị bị shock. Không lẽ chị ấy lên cơn đau tim đột ngột sao ? Thôi, bề nào mai mình cũng ghé thăm anh chị ấy một chuyến.

Vợ chồng Quang ghé chợ mua một bó hoa thật đẹp. Riêng Quang, chàng không quên cõng một chai VSOP thật chiến và nhủ thầm trong bụng “ kỳ này cho cu cậu quắc-cần-câu mới được “. Đặt cu Phương vào ghế và thắt dây an toàn cẩn thận, vợ chồng chàng lên đường thăm người bạn cũ.

Đến nơi Quang và Quỳnh được vợ chồng bạn đón tiếp một cách không mấy niềm nở. Nhất là cái nhìn nửa như soi mói, nửa như trách móc chứ không được vồn vã thân thiết như lúc chuyện trò điện thoại hôm qua.

Sau năm ba câu chào hỏi thường tình, chịu không nổi, Quang lên tiếng thăm dò :

- Không biết vợ chồng tôi có lầm lỡ gì qua câu chuyện mà anh chị kém vui vậy?. Thật sự thì chúng tôi chỉ muốn thăm hỏi anh chị và cám ơn cháu Thanh về sự việc xảy ra hôm ấy...

Dũng đỡ lời :

- Anh chị đừng hiểu lầm, chúng tôi không có gì buồn giận anh chị cả. Tôi xin hỏi lại một lần. Có phải là đúng chị gặp cháu Thanh nhà tôi không ?

- Thì chứ còn gì nữa, Quỳnh trả lời. Chính cháu nói thế với tôi mà !

Dũng chỉ tay lên bàn thờ :

- Cháu Thanh nhà tôi đã mất gần hai năm nay rồi do một tai nạn xe hơi lúc cháu đi chơi với chúng bạn. Di ảnh cháu trên đó, anh chị thấy chưa ?

Quang và Quỳnh đều ngước nhìn lên bàn thờ có cái hình của Thanh đàng sau bát nhang còn đang cháy.

Quang hốt hoảng :

- Thế cháu nào mà nhà tôi đã gặp đây !

- Tôi thật không hiểu. Như anh chị biết, vợ chồng tôi chỉ có một cháu gái, con Quyên, đang đi cắm Trại theo Ca Đoàn và một cháu trai là thằng Thanh vắn số này thôi.

Quang và Quỳnh đều thẩn thờ. Quang ngả đầu ra sau ghế suy nghĩ mông lung…

Sau đó vợ chồng Dũng đưa gia đình Quang ra nghĩa trang gần đó viếng mộ Thanh.

Quang và Quỳnh đều đốt một nén nhang và thành tâm khấn nguyện :” Cháu Thanh thân mến. Hai Bác cám ơn cháu đã giúp đỏ gia đình Bác hôm ấy. Nếu không có sự giúp đỡ này thì có lẽ hai Bác đã mất đi em Phương rồi. Bác biết cháu linh thiêng lắm. Đối với hai Bác thì cháu luôn luôn là một Thiên Thần bé nhỏ. Cháu hãy nhận nơi đây sự biết ơn của hai Bác và một chút hương thơm của đóa hoa này. Hai Bác sẽ cùng với Ba Má cháu xin lễ và cầu nguyện để nhớ tới cháu mãi “

Hoàng Thy


Nửa mảnh hồn rơi

Hoàng Thy


Những ngón tay thon rất nuột nà
Mắt tròn ngơ ngác dáng kiêu sa
Môi hồng nũng nịu đa tình quá
Hồn anh ướt đẫm giọt sương yêu
Màu mắt em xanh thẳm khung trời
Liễu mày cong vút nét chơi vơi
Trăng ngà gom lại tô màu mắt
Soi lối hồn anh sợi long lanh
Xin em đừng lay động bờ môi
Hờ hững hồn anh chết nửa rồi
Còn nửa hồn kia đi đâu mất
Chỉ về trong những giấc mơ thôi
Xin em đừng khép nhẹ làn mi
Để anh chiêm ngưỡng nét tuyệt vời
Gom cả khung trời trong đáy mắt
May ra tìm được mảnh hồn rơi

Hoàng Thy


Người Khách Qúa Giang

Hoàng Thy


Thắng ghé qua nhà trọ lấy món quà mà chàng đã mua từ mấy hôm trước. Chàng cứ hình dung ra khuôn mặt rạng rỡ của thằng Huân khi được món đồ chơi “Transformer” này trong ngày Sinh nhật thứ tám của cu cậu, cu cậu khoái chí lắm đây.

Đã cả gần năm nay, từ hồi kinh tế xuống, “Department” mà chàng đang làm “Shutdown”, chàng được cho biết và chọn một trong hai cách : hoặc chịu đi xa, sang “Department” khác, cách nhà 4 tiếng lái xe, hoặc tạm nghỉ. Chàng đã chọn cách thứ nhất, bởi bây giờ công việc cũng hơi khó kiếm. Vả lại, ở đây cũng quen rồi, nháng hạ chán, còn hơn là đi kiếm chỗ khác lại phải tạo “Credit” từ đầu mà cũng chẳng biết sẽ được bao lâu. Vậy nên chàng đành phải “Share” phòng ở gần chỗ làm cho tiện, đến chiều thứ Sáu thì lại lên đường về với vợ con. Tuần này đặc biệt hơn vì vào ngày sinh nhật của cu Huân, con trai chàng.

Đoạn đường này chàng đã đi lại nhiều lần nên rất là quen thuộc, có thể nói là nhắm mắt chàng cũng có thể về nhà được. Dạo này cơn bão Nino tuy đã bớt nhưng thỉnh thoảng vẫn còn gây nhiều tổn thất về nhà cửa, đường xá. Trời bây giờ cũng còn đang mưa, tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm đường trở nên trơn trợt dễ dàng. Theo đài Khí tượng nói thì phải đến mấy tuần nữa vùng Cali mới thoát ra khỏi sự giận dữ của cơn bão Nino.

Trời đã sâm sẩm tối, cơn mưa vẫn dai dẳng chưa dứt, lại có phần lớn hơn. Cơn buồn ngủ kéo đến làm mí mắt chàng như muốn sụp xuống. Đang đi ngon trớn thì chàng thấy phía trước có lờ mờ một bóng người dơ tay xin quá giang. Chàng chợt thấy ái ngại cho người này vì chàng biết đoạn đường này rất ít kẻ qua lại vào lúc này. Đi nãy giờ, cả hai tiếng đồng hồ rồi mà chàng cũng chỉ gặp độ 10 xe chạy ngược chiều lại với chàng. Chàng bỗng thấy thương tình cho kẻ lữ hành kém may mắn này nên đạp thắng cho xe dừng lại bên phải. Dự định de xe lại đón người đàn ông hồi nãy. Lúc chàng gài số de thì bất chợt đã thấy thấp thoáng bóng người đàn ông ở ngay bên cạnh cửa. Chàng vội mở cửa và nói :

- Vào lẹ đi ông bạn, ướt hết rồi hả ?

Người đàn ông trả lời :

- Cám ơn Ông. May quá, tôi đang lo không biết Ông có cho đi nhờ không đấy.

Thắng cho xe chạy tiếp rồi hỏi :

- Ông bạn ở đâu ?

- À, tôi ở Oceanside. Còn Ông về đâu ạ.

- Vậy cũng tiện. Tôi ở Westminster.

Cũng đỡ, Thắng nhủ thầm, có người nói chuyện cho đỡ buồn ngủ. Rồi Thắng và người đàn ông quá giang, tên Phúc, trò chuyện. Những câu chuyện không đâu vào đâu cả, cho qua thì giờ. Được khoảng gần tiếng sau, người đàn ông đề nghị chàng bỏ xa lộ mà rẽ vào một hương lộ. Lý do là vì bây giờ trời đang mưa, đoạn xa lộ chàng đang đi thường hay bị đất lở hoặc đất chuồi, không an toàn lắm. Thắng nghe có lý nên làm theo dù chàng biết rằng đi như thế này sẽ kéo dài thêm cả nửa tiếng cho chuyến đi.

Khoảng một tiếng sau, trời đã ngớt mưa. Người đàn ông nói chàng ngừng xe lại cho ông ta xuống :

- Ông làm ơn cho tôi xuống đây. Xin cám ơn Oâng nhiều.

- Ông ở đâu để tôi đưa về tận nhà.

- Thôi, không dám làm phiền Ông nữa, với lại tôi chỉ cần đi đến cuối đường, quẹo trái, đến căn nhà thứ ba là nhà tôi đấy thôi. Chào Ông. À, nếu Ông muốn, Ôngcó thể ra lại xa lộ đi cho mau.. Đoạn đường sắp tới không có gì trở ngại. Chúc Ông thượng lộ bình an.

Người khách qua đường đóng cửa lại và Thắng cho xe tiếp tục chạy. Chàng ra xa lộ để mong về nhà cho sớm.

Về đến nhà thì trời đã tạnh hẳn. Chàng cũng kịp để đưa quà cho cu Huân và dự phần ăn bánh Sinh nhật.

Sáng hôm sau, Thắng đọc báo thấy hàng tin lớn chạy : “ Đất chuồi làm lở một quãng lớn trên xa lộ. “. Theo như tin tường thuật, đoạn đất chuồi là đoạn mà chàng, nếu không có ông khách quá giang nói chàng rẽ vào hương lộ mà đi thì chắc chắn chàng đã lao xuống vực. Hú vía, chàng kể lại cho Dung, vợ chàng, nghe. Dung nói số chàng còn lớn và nhắc chàng lúc nào ghé lại nhà ông Phúc kể cho ông ấy nghe và cảm ơn ông ấy luôn thể.

Sáng thứ Hai, Thắng lên đường từ sáng sớm để kịp đến Sở đúng giờ. Giữa đường, xe kẹt cứng ngắc, không thể xê dịch được chút nào. Hỏi thăm thì chàng được biết là trận mưa chiều thứ Sáu vừa qua đã làm đất bên xa lộ lở và chuồi đi một khúc đường rộng khoảng 20 yard, mà bây giờ Caltran đang sửa chữa lại. Đã có hai xe vì phần trời tối, phần vì đang mưa đường quá trơn trợt, đã không ngờ trước được nên lao xuống khoảng đường chuồi đó !

Bỗng chàng nhớ đến chuyến về hôm thứ Sáu vừa qua và người đàn ông nọ. Chàng tìm chỗ quẹo ngược lại và chạy vào hương lộ mà người đàn ông quá giang đã bảo chàng đi vào. Định bụng nhân tiện ghé lại thăm ông ta và cảm ơn đã báo trước cho mà tránh. Đến chỗ mà chàng đã ngừng cho người đàn ông xuống, chàng bỗng thấy bàng hoàng vì chỗ ấy, trong phạm vi khoảng 5, 10 phút lái xe chẳng có nhà cửa phố sá gì hết. Duy nhất chỉ có một nghĩa trang của thành phố này. Chạy đi chạy lại mấy lần, tìm đúng chỗ mà chàng đã dừng xe lại để cho người khách quá giang hôm nọ xuống, lại đúng ngay là cái cổng chính của nghĩa trang ! Lấy làm lạ, chàng tìm chỗ đậu xe rồi xuống xem xét. Không thể nhầm lẫn được, đây chính là chỗ chàng đã đậu lại cho người khách quá giang xuống...

Thắng nhớ lại từng sự việc từ lúc bắt đầu.

Lúc chàng thắng xe lại, định de lui để đón ông ta thì đã thấy ông đừng ngay tại cửa xe. Không lẽ ông ấy đi bộ mà mau bằng mình chạy xe sao ?

Người đàn ông mặc bộ áo vét trắng, là màu rất ít người mặc, nhất là một đêm mưa gió như đêm ấy. Chính nhờ bộ âu phục trắng ấy mà Thắng mới nhận ra được dễ dàng. Ngừng xe cho quá giang.

Lại nữa, đáng lẽ chỗ ông ta ngồi phải ướt đẫm. Thế mà hôm sau lúc đưa vợ con đi phố chơi thì chỗ ngồi ấy vẫn khô ráo như chưa từng bị thấm ướt.

Ông ấy lại còn nói với Thắng là chỉ đi tới cuối đường, quẹo trái, đến căn nhà thứ 3 là nhà của ông ấy. Nhà nào ở đây ?

Thắng rất lấy làm lạ vì những sự việc xảy ra. Phần vì tò mò, phần vì cảm nhận một sự bất thường, Thắng đi vào nghĩa trang lúc nào không hay. Chàng đi thẳng đến cuối dãy, quẹo trái. Chàng khựng người sửng sốt. Ở ngôi mộ thứ ba, trên tấm bia là tấm hình bán thân của người khách quá giang hôm nào. Bên cạnh có hàng chữ “ Nguyễn văn Phúc, 1947-1996”. Chàng đứng lặng người, một làn hơi lạnh lùa vào làm chàng cảm thấy ơn ớn...

Người đàn ông chả đã nói tên mình là Phúc đó sao. Còn nhìn hình thì thật giống, tuy có hơi trẻ hơn ở ngoài.

Chàng bỗng dưng đưa tay làm dấu thánh giá và lẩm nhẩm đọc kinh. Khi dứt, chàng lâm râm khấn vái :” Ông Phúc, không biết người mà đã đi quá giang xe tôi có phải là Ông không. Nhưng dù sao đã đến đây, tôi đọc cho Ông ít Kinh và mong rằng nếu Ông có linh thiêng thì xin cảm nhận nơi đây sự cảm ơn của tôi nói riêng và của gia đình tôi nói chung. Nếu không có Ông chỉ đường cho mà đi thì có lẽ tôi cũng đã gặp tai nạn, không còn thấy lại vợ con nữa. Thôi, Ông hãy an nghỉ. Cám ơn Ông“.

Ở nghĩa trang ra về mà Thắng cứ mãi nghĩ ngợi. Từ đó trở đi, cứ khoảng chừng mỗi tháng, Thắng đều mua một bó hoa ghé lại nghĩa trang đứng trước mộ phần của ông Phúc, người khách xa lạ quá giang xe chàng hôm nào, đọc cho ông vài Kinh.

Hoàng Thy


Một Vụ Đụng Xe

Hoàng Thy


Vinh từ Sở làm chỉ kịp ghé Mc Donald mua vội một cái Meal rồi quày quả hướng ra phi trường cho kịp chuyến bay về nhà nghỉ trong mùa Giáng Sinh. Chả là công ty mà chàng đang làm việc shutdown nguyên tuần lễ từ mùa Giáng Sinh đến Tết Dương lịch. Chàng đã lấy chuyến bay từ tháng trước chứ để đến bây giờ mới tính chuyện lấy vé thì làm gì còn chỗ. Vinh hơi bận tâm vì chưa mua được món quà cho Thủy, em gái chàng.

- Gấp quá mà, chàng tự nhủ như vậy cho yên chí, đành kiếm mua cho nó sau vậy !

“Ình”. Cái đụng khá mạnh của chiếc xe đàng sau làm chàng giật mình, trở về với hiện tại.

- Trời đất, chàng kêu lên, căn giờ này mà đụng có chết người không chứ ! Lại lỡ chuyến bay rồi !

Vừa lẫm bẩm, chàng vừa ngoái đầu nhìn phía sau, thấy im lặng. Chàng mở cửa xe, định bụng là sẽ trút hết những bực bội lên người lái xe bất cẩn, chắc chắn sẽ làm trở ngại chuyến bay của chàng. Rảo bước đến, chàng bỗng khựng lại vì trong xe là khuôn mặt của một cô gái còn trẻ lắm, lại đẹp nữa !. Điều làm chàng hụt hẫng là gương mặt cô bé sợ đến tái xanh. Nhất là đôi mắt, nhìn chàng lo sợ.

Aùnh nhìn đó, nửa như muốn khẩn khoản chàng đừng trách móc, nửa như muốn được chàng giúp đỡ. Vinh thấy thật tội nghiệp, nên chàng đổi giọng an ủi :

- Không sao đâu , Cô đừng sợ. Xe tôi cũng không móp méo gì

Nói vậy nhưng chàng vẫn thấy ái ngại vì tuy xe chàng không hề hấn gì nhưng xe của cô gái thì móp khá nặng.

Cô gái có vẻ chưa hoàn hồn, vẫn còn im lặng, thẫn thờ sau tay lái. Vinh lại an ủi thêm:

- Không sao đâu Cô ạ. Để tôi đẩy xe Cô vào lề nhé

Không đợi cô gái trả lời, chàng lái xe mình vào lề rồi ráng sức đẩy xe cô gái tấp vào lề. Chàng nhủ thầm :” Cũng may là xe của cô này thuộc loại nhỏ, chứ không thì cũng mệt lắm đây “.

Thấy cô gái như chưa hoàn hồn, chàng tiếp :

- Để tôi gọi người nhà ra giúp Cô nhé. Mà Cô tên gì, số phôn nhà là gì vậy ?

Cô gái lí nhí trong miệng chỉ đủ cho chàng nghe được số phôn và tên của cô ta.

Phượng Loan. Cái tên khá đẹp. Vinh lại xe của mình, lấy phôn cầm tay, bấm số.

- Hello, có phải nhà của cô Phượng không ?

- Dạ đúng

- Cô ấy bị đụng xe, cần người nhà ra giúp đỡ, ở gần ngã tư...,chàng nói ra địa điểm. Mau lên nhé vì tôi phải đi ngay bây giờ.

Rồi chàng nói với cô gái :

- Thôi Cô chờ đây nhé, người nhà của Cô sẽ ra ngay. Thật xin lỗi, tôi không thể giúp gì hơn nữa. Tôi phải đi gấp không lại trễ chuyến bay.

Nói xong, không đợi cô gái trả lời, chàng vội lên xe và hối hả lái đến phi trường. Tới nơi thì chàng đã trễ chuyến bay thật. Chuyến bay của chàng đã khởi hành được mười phút. Chàng lẩm bẩm :” Thật là vô duyên, khi không gặp chuyện gì đâu không à”. Đành phải chờ chuyến sau vậy. Cuối cùng rồi cũng về đến nhà, trễ hơn dự tính cả 4 tiếng đồng hồ.

Vinh ngẫm nghĩ lại chuyện xảy ra mà chàng cứ bực mình. Ai đời, chàng là người bị đụng xe mà lại đi an ủi, giúp đỡ người đụng mình. Nhưng thấy cô gái nọ quá hoảng sợ, hiền lành mà lại...đẹp nữa.Không biết bây giờ cô ấy ra sao rồi ! Còn số phôn của cô ấy ! Chàng tự trách mình quá cẩu thả không ghi lại số phôn và cả tên nữa. Hình như cô ấy nói là Phượng Loan. Ồ không, hình như là Loan Phượng thì phải. Trời đất, Loan Phượng hay Phượng Loan đây ! Thôi đành để cái bill điện thoại về, kiếm số rồi gọi cho cô ấy sau vậy.

Rồi những ngày nghỉ của chàng cũng qua đi êm ả.

Mấy ngày sau, tình cờ coi báo, chàng mới giật mình vì chuyến bay mà chàng bị trễ đã gặp trục trặc. Một động cơ bỗng ngưng hoạt động, bánh đáp lại không mở, phải đáp khẩn cấp bằng bụng phi cơ xuống phi trường gần đó. Cũng may không có ai chết mà bị thương nặng nhẹ tất cả là 68 người trong tổng số 94 hành khách.

Thật hú vía vì nếu chàng không bị đụng xe hôm đó, không bị trễ chuyến bay thì...Chàng không dám nghĩ tiếp nữa, lại cười thầm vì một ý nghĩ ngộ nghỉnh. Đụng xe mà cho là may mắn !. Nhưng trong trường hợp này thì đúng là may mắn thật.

Mấy tuần sau, lúc bill điện thoại về, chàng mới có được số phôn của cô gái. Chàng liền bấm số kêu cho cô ấy. Ý muốn xem tình trạng của cô ấy ra sao, nhân tiện cám ơn cô ấy đã “ đụng vào chàng “ hôm nọ.

Ở đầu dây là giọng một cô gái. Vinh mừng rỡ :

- Dạ tôi muốn hỏi Cô...Loan Phượng. Không biết cô ấy có nhà không

- Tôi đây. Ông cần chi ạ.

- À, chào Cô. Tôi là Vinh, hôm nọ Cô đụng vào xe tôi đó. Cô còn nhớ không ? Hôm nay tôi gọi lại...

- Xin lỗi, hình như tôi không biết Ông. Mà Ông kiếm ai cơ ?.Loan hay Phượng ?.

- Loan hay Phượng thì thật tôi không nhớ rõ, nhưng là cái cô hôm nọ đụng vào xe tôi đó.

Đầu dây bên kia im lặng. Vinh nói tiếp :

- Thật ra là quá đường đột, nhưng tôi không có ý gì khác ngoài việc cám ơn và thăm hỏi xem Cô có hề hấn gì không...

Rồi chàng kể lại chuyện trục trặc của chuyến bay mà đáng lẽ chàng, nếu không bị đụng xe, thì đã có mặt trên chuyến bay đó. Rồi kết luận :

- Thật là xui mà hên Cô ạ, nên tôi gọi thăm Cô và cám ơn luôn thể...

- Hello. Hello...

Hồi lâu bên kia đầy dây.

- Ồ, xin lỗi Ông, tôi không thể ngờ được chuyện xảy ra. Nhưng dù sao thì tôi cũng không phải là người đụng xe Ông hôm nọ...

Vinh bàng hoàng :

- Vậy số điện thoại này, 555-1234 là của Cô chứ ?

- Vâng, đúng vậy

Vinh lại càng thắc mắc hơn. Nhưng cuối cùng chàng cũng đành phải nói :

- Thôi thế thì xin lỗi Cô vậy. Xin lỗi đã làm phiền Cô

Vinh thẫn thờ cúp máy. Một tuần sau, Vinh lại gọi cho cô gái đụng xe chàng. Lại gặp cô gái hôm nọ bắt phôn và cô ta cũng một mực nói là chưa hề gặp chàng, cũng không đụng xe như lời chàng nói. Một tuần nữa lại qua đi trong bao thắc mắc. Vinh lại gọi nữa và cũng lại bị từ chối là chưa từng gặp chàng. Chịu hết nổi, chàng đâm bực.

- Thật tình tôi chỉ muốn xem tình trạng của Cô thế nào và cám ơn Cô thôi. Mà sao Cô cứ chối hoài vậy ?

Cô gái bên kia cũng hết kiên nhẫn :

- Ơ, cái Ông này lạ chưa?. Tôi chưa từng gặp Ông hay đụng xe Ông thì làm sao tôi nhận với Ông được !

Vinh ngắt ngang :

-Thôi được rồi. Dù sao tôi cũng cám ơn Cô. Chào Cô.

Vinh gác máy. Thật là bực mình. Đã nói nhiều lần mà cứ bị từ chối, rõ khỉ. Vài tuần sau, Vinh đã gần như quên chuyện đụng xe thì…...thật là “oán có đầu, nợ có chủ”. Chàng lại gặp cô gái đã đụng vào xe chàng trong một tiệm sách. Khiếp thật, chàng tự nhủ, cứ làm như chưa từng gặp mặt bao giờ, như là chưa từng có chuyện gì xảy ra. Chàng cố tình đi qua đi lại nhiều lần trước mặt cô gái,thậm chí, còn giả vờ đứng lựa sách ngay bên cạnh. Vậy mà cô ta cứ lờ phứt đi như chưa từng gặp chàng bao giờ cả.

Lần này thì chàng không khách sáo gì nữa, cố

bám theo cô gái để biết nơi ở của cô ta.

Chàng lại còn thấy, rất là chắc chắn, vì trên driveway là chiếc xe méo mó đã đụng xe chàng hôm nào. Nhìn chiếc xe, chàng chắc lưỡi, thế này mà cô ta không sao thì thật là cám ơn trời đất. Thảo nào mà cô ta cứ chối, không nhận biết chàng. Thế mới biết chàng may mắn thật, người chàng đã không sao mà cả chiếc xe cũng không bị một vết trầy nào cả.

Nghĩ đến đây, chàng mạnh dạn tiến đến khi cô gái cũng sắp sửa bước vào nhà.

- Chào cô Loan

Nghe tiếng chào, cô gái giật mình quay lại.

- Ông, Ông gọi tôi à !

- Vâng, Cô hết chối rồi nhé, cô Loan.

- Ông lầm rồi. Tôi không phải tên Loan. Tôi tên Phượng.

- Thì cô...Phượng vậy. Cô còn chối nữa sao ?

- Ông, Ông nói gì ? À, tôi hiểu rồi. Có phải Ông là người gọi điện thoại mấy lần đến tìm Loan phải không ?

- Thì đúng là tôi đây. Cô xưng Cô là Phượng, vậy thì cô Loan là ai đây ?

- Chị Loan tôi...

Vinh cắt ngang :

- À, ra cô Loan là chị Cô. Mà sao hai chị em giống nhau thế ?

- Thì chúng tôi sinh đôi mà.

Vinh hớn hở ra mặt vì cô gái vừa thố lộ có một người chị sinh đôi tên là Loan.

-Thì ra vậy. Thảo nào lúc nãy ở tiệm sách tôi cứ ngỡ là Cô cố tình làm như chưa hề gặp tôi.

- Ông gặp tôi ở tiệm sách ư ?

- Đúng, vì tình cờ thôi, và vì quá bực mình nên tôi mới theo Cô về tận đây đó.

Cô gái ngập ngừng nhìn Vinh từ đầu đến chân, như muốn đánh giá Vinh.

- Thôi thế mời Ông vào nhà đã

Vinh theo cô gái vào nhà. Sau khi yên vị, chàng hỏi :

- Thế chị Cô đâu ? Cái xe không sửa được ư ?

- Ồ, Ông nói chị Loan tôi ư ?

- Không lẽ Cô còn chị nào nữa à ?

- Không, chúng tôi chỉ có hai chị em. Chị sinh trước tôi nửa giờ, tên Loan và tôi tên Phượng. Ba Mẹ tôi đặt tên cho chị ấy là Phượng Loan còn tôi là Loan Phượng. Bởi vậy Ông lầm lẫn giữa tên của hai chúng tôi là điều cũng dễ hiểu thôi.

Cô gái tiếp :

- Ông bảo Ông đã gặp chị ấy không bao lâu trước đây và ở đâu vậy ?

Vinh kể lại câu chuyện từ đầu cho Phượng nghe...

Phượng nghe mà cứ như là đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác . Thỉnh thoảng, nàng liếc nhìn chung quanh, làm như sợ có ai nghe câu chuyện mặc dù nhà chỉ có Phượng và Vinh.

Sau khi Vinh dứt lời, Phượng lặng đi một lúc rồi mới thốt lên được :

- Ông đợi tôi một lát. Tôi muốn lấy cái này cho Ông xem.

Phượng vào phòng lấy ra một bì thơ, đưa cho Vinh

- Ông xem cái này đi.

Vinh ngơ ngác cầm lấy bì thơ mở ra và lấy tờ giấy bên trong ra xem...

- Đây là bản báo cáo và chi phiếu của hãng Bảo Hiểm bồi thường chiếc xe bị đụng đây mà !

- Vâng, đúng. Nhưng Ông có để ý ngày giờ và địa điểm xảy ra tai nạn không ?

Vinh xem lại rồi bàng hoàng.

- Đúng là ngày tháng đó, ngày tháng mà chị cô đụng vào xe tôi, nhưng trước cả năm rồi. Thế này là thế nào đây, cô Loan, à không, cô Phượng?.Chuyện gì đã xảy ra?

- Tôi nhắc lại, tôi là Phượng, chị sinh đôi của tôi là Loan. Ông lầm lẫn cũng không có chi là lạ vì chính người thân trong họ hàng cũng còn không phân biệt nữa là. Chị Loan tôi có cặp lông mày xếch hơn tôi, sự khác biệt này rất khó nhận ra.

Cô gái tiếp :

- Và điều quan trọng nhất ở đây là chị tôi có đụng xe thật, chiếc xe còn để trước sân như Ông thấy đó. Nhưng sự việc đã xảy ra cả năm trước rồi. Và điều quan trọng hơn cả là vì vụ đụng xe này mà chị tôi đã thiệt mạng, không còn hiện diện với chúng tôi nữa...Khi viên Cảnh sát tới nơi, chị chỉ kịp thều thào tên và số điện thoại rồi gục xuống vô lăng, chìm vào giấc ngủ vĩnh viễn.

Vinh không còn như muốn tin vào những gì cô gái nói nữa. Vì nếu đây là sự thật thì...có cái gì không ổn đã xảy ra rồi đây. Lại nữa, hôm xảy ra tai nạn, chàng đâu có kêu Cảnh sát can thiệp hay làm báo cáo gì đâu. Xe của cô gái thì bẹp dúm, còn xe chàng thì không mảy may tìm ra một vết trầy nhỏ...lạ thật...

Vậy thì Loan đã cứu chàng, nàng là ân nhân của chàng.

Vinh bỗng rùng mình, ngó quanh quất như muốn tìm lại bóng dáng ân nhân của chàng. Chàng bỗng thấy người ân nhân này qua hình hài của Phượng, người em song sinh của nàng.

Những ngày tháng sau đó chàng hay thăm hỏi và ghé lại trỏ chuyện cùng Phượng. Tình cảm của hai người ngày càng nẩy nở thắm thiết hơn.

Và cuối cùng là một đám cưới giữa chàng và Phượng, tuy đơn sơ, nhưng đầy tràn Vui Tươi và Hạnh Phúc.

Hoàng Thy


Một Chuyến Nghỉ Mát

Hoàng Thy


Trung đang loay hoay sắp xếp mấy cái đồ lỉnh kỉnh mà chàng nghĩ là hữu dụng cho cho chuyến đi nghỉ mát tới vùng biển cùng gia đình. Nhân ngày lễ Lao Động, chàng tính đưa vợ con về vùng La Jolla để đổi gió. Nghe nói biển ở đây sạch sẽ lắm, toàn là những người giàu có đến nghỉ mát và tránh nóng. Chàng đã nhờ một người bạn “thổ công” ở vùng này kiếm cho được một căn nhà sát ngay biển, hai phòng với giá “tương đối rẻ” để ở trong ba ngày. Thùy Hương và Thùy Trang, hai đứa con của chàng, thích thú ra mặt. Tội nghiệp, chúng cũng ít dịp được đi chơi đây đó.

Tới nơi, quả lời đồn không ngoa, chàng ưng ý ngay căn nhà sát bờ biển, chỉ cách bờ nước độ 15 phút đi bộ. Biển thì xanh rì, sạch sẽ. Siêu thị, shopping mall, nơi bán đồ lưu niệm và nhất là các nhà hàng đủ loại san sát nhau. Vộ chàng cũng hớn hở thấy rõ qua những lời nàng thốt ra : anh khéo chọn thật, chỗ này đẹp quá.

Sáng hôm sau, cả nhà không hẹn mà đều dậy thật sớm. Hai đứa con của chàng loay hoay giúp Mẹ làm điểm tâm. Chả là chúng còn muốn mau mau ra biển đùa giỡn với làn nước trong xanh, mát mẻ. Chẳng bù mọi bữa, gọi chúng dậy sửa soạn đi học mà cũng phải đến hai, ba lần mới chịu dậy cho. Lòng chàng cũng dâng lên một niềm vui.

Trung trải miếng nylon xuống bãi cát, dựng một cái dù nhiều màu rồi chàng với vợ nằm xuống bên nhau mà hưởng cái thú được nghe sóng biển đánh lên từng chặp. Trong khi đó, hai đứa con của chàng lúc thì xuống biển nghịch nước. Lúc thì dạo lên bờ, leo lên các ghềnh đá chơi đùa. Chúng bắt được những con cá nhỏ hay những con cáy ở khe đá, bỏ vào cái ly giấy, bảo là sẽ mang về nuôi.

Đến ngày thứ hai thì chúng rủ nhau đi xa hơn nữa và cũng dạn nước nhiều, chúng bơi ra xa hơn, có lúc chàng chẳng trông thấy chúng đâu cả. Một lúc sau mới thấy chúng xuất hiện. Trung thì vì thoải mái, phần gió biển hiu hiu nên chàng đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Bỗng có tiếng vợ chàng gọi giựt dậy :

- Anh à, tụi nhỏ đi đâu mà em tìm không thấy

Trung còn đang ngái ngủ :

- Thì chắc mấy con bơi ra xa hay lại đến mỏm đa bắt cua chứ gì

- Em tìm mãi chẳng thấy tụi nó đâu hết anh à.

Trung vội vàng nhỏm dậy, đưa tay dụi mắt, rồi đứng lên nhìn về phía trước. Không thấy bóng dáng tụi nhỏ đâu hết. Chàng rảo bước về phía ghềnh đá, bước lên cao quan sát mà cũng không thấy. Bỗng chàng nghe vẳng như có tiếng la hét. Chàng vội chạy lại phía sau ghềnh đá, nhìn ra xa. Trung thấy hình như dưới lớp sóng, lúc nhô lên lúc hụp xuống, có ai đang hụp lặn. Cố nhìn cho kỹ, Trung thấy con Hương đang chới với cố đưa tay lên vẫy vẫy. Hoảng hồn, Trung vội chạy xuống, lao vào dòng nước và cố bơi về phía con. Sau mấy lần lặn xuống, chàng nắm được Hương, giơ khỏi mặt nước và đưa được nó vào bờ. Con bé tuy chưa sao nhưng cũng bị mất hồn một lúc. Chàng hỏi đến Trang thì nó bảo em còn ở ngoài. Trung vội bảo vợ chàng coi Hương còn chàng thì chạy và phóng vào làn nước xanh ngắt. Tìm qua lại một đỗi không thấy bóng dáng Trang đâu. Trung đâm hoảng và chàng đành phải bơi vào bờ vì chàng cũng đã thấm mệt.

Tới bờ, chàng thấy Trang đã ở đó từ bao giờ. Bên cạnh là Hương và vợ chàng còn có thêm một cô gái lạ mặt nữa.

- May quá anh à. Có cô Trâm đây cùng mấy người bạn chơi đùa ở gần nghe tiếng kêu nên cô đã cứu được con mình.

Trung lên tiếng :

- Ồ thật là may. Cám ơn cô Trâm, tôi đang lo quá !

- Dạ không có chi đâu, chú Trung

Trung ngạc nhiên :

- Uũa, sao cô biết tên tôi ?

Cô gái trả lời :

- Chú không biết cháu, nhưng cháu biết chú rất rõ. Cháu là con gái lớn của ông Thanh, bạn của chú đấy. Ba cháu thỉnh thoảng vẫn nhắc đến chú.

Trung lại càng ngạc nhiên vì sự trùng hợp ngẫu nhiên này :

- Ồ, thế à. Chú đã không gặp Ba cháu đến cả hơn chục năm rồi đấy. Từ ngày anh chị dọn về San Jose, coi như là mất liên lạc luôn, chẳng có đến một lá thư nữa !

Chàng tiếp :

- Dạo này Ba Má cháu thế nào ? Vẫn khỏe chứ.

- Dạ, cám ơn Chú, Ba Má cháu vẫn bình thường. Có điều hơi buồn vì nhớ cháu đã đi xa.

- Con cái lớn, học hành xong rồi thì đi làm, lập nghiệp nơi khác chứ có gì đâu mà buồn. Chú cũng chả mong lớn lên hai em chúng nó sẽ ở mãi với Chú đâu.

Cô gái trả lời :

- Nhưng đây là chuyện khác, Chú ạ.

- Khác gì đâu cháu. À, mà cháu vào nhà đã rồi nói chuyện nhiều.

- Ồ, cháu quên là có mấy người bạn đang đợi cháu. Thôi, cháu phải đi đây.

- Uũa, cháu đi ngay à…,thôi thì về với bạn bè cho vui. À. Cháu cho Chú địa chỉ của Ba Má cháu vậy, lúc có dịp chú sẽ ghé thăm.

Cô gái viết địa chỉ cho Trung rồi xin phép từ giã, nhập bọn với lũ bạn.

Ngày hôm sau Hương và Trang vẫn còn sợ vì trận sóng lớn hôm qua nên chúng chỉ quanh quẩn bên Ba Mẹ, không dám ra biển nữa. Buổi trưa đó chàng đưa cả gia đình ra nhà hàng Tàu ăn đồ biển, sau đó đi mua ít đồ lưu niệm. Đến chiều tối thì gia đình chàng thu xếp hàng trang trở về nhà. Chuyến nghỉ mát này kể ra cũng thú vị ghê.

Khi về đến nhà chàng mới nhớ ra là không hỏi người con gái bạn số điện thoại của Thanh, tuy rằng có địa chỉ. Chàng định bụng khi có dịp chàng sẽ ghé thăm vậy. Kể cũng hơi xa, lái xe cũng mất 6, 7 tiếng chứ ít gì !

Mấy tháng sau, nhân dịp đi công tác trên San Jose, chàng lái xe đến thăm người bạn. Trung ghé qua Mall mua một bó hoa thật đẹp. Địa chỉ cũng dễ tìm, chàng tới ngay chóc, bấm chuông. Người mở cửa đúng là Thanh, bạn chàng. Thanh cũng nhận ngay ra Trung và tỏ vẻ rất ngạc nhiên :

- Trời ơi, Trung đây phải không ?. Làm sao mà cậu tới đây được ?

Trung đùa cợt :

- Thì ma dắt lối quỷ đưa đường đấy mà, bộ anh tưởng trốn tôi được sao?

- OK, vào nhà đã, bọn này cũng vừa về cả đây

Trung bước vào nhà. Chàng gặp ngay Duyên, vợ Thanh, và một đứa con trai khoảng 8 tuổi :

- Chào chị, chị vẫn mạnh ?

- Đến lượt vợ Thanh :

- Ủa, anh Trung ! Làm sao anh biết tụi này ở đây vậy ?

Trung đưa bó hoa cho Duyên và nói :

- Để thủng thẳng kể anh chị nghe.

Chỉ thằng trai, Trung hỏi :

- Đây chắc là cháu thứ hai phải không?Cháu tên gì ?

- Dạ chào Chú. Cháu tên Hùng.

Sau khi yên vị, Trung hỏi thăm, trao đổi những tin tức và sinh hoạt gia đình với Thanh, rồi chàng hỏi :

- Trâm có hay thư từ về cho anh chị không ?

Nét mặt vợ chồng Thanh có vẻ trùng xuống. Thanh nhìn thẳng vào Trung :

- Anh nói đến con cháu lớn à!.Anh chưa biết gì sao ?

Đến lượt Trung ngạc nhiên :

- Ừ, cháu Trâm đó. Mấy tháng trước chúng tôi có gặp cháu. Chính cháu cho tôi địa chỉ của anh chị nên hôm nay mới đến thăm được đây.

Thanh ngó vợ, xuống giọng hỏi Trung :

- Anh nói sao cơ ?. Anh có gặp cháu Trâm thật à ?

- Lại còn làm như là bí mật lắm, tôi biết rõ cả rồi. Không dè anh chị lại cổ hủ như thế. Con cái học thành tài rồi, nó đi xa vì công việc là chuyện thường chứ có gì đâu mà buồn rầu trách móc. Tôi nhận xét cháu Trâm, nó ngoan lắm đấy.

Thấy vợ chồng Thanh cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, Trung tiếp :

- Tôi đến đây hôm nay thăm anh chị và cám ơn anh chị. Hôm đó, nếu không có cháu Trâm thì chắc tụi tôi mất đi con Trang rồi !

Trung kể lại cho vợ chồng Thanh nghe câu chuyện gặp gỡ Trâm hôm nào…

Vợ chồng Thanh lặng yên một lúc khi câu chuyện chấm dứt, rồi Thanh mới thốt được :

- Thế thì lạ thật !. Anh vào đây…

Thanh đứng dậy cầm tay Trung kéo vào trong phòng đến trước tấm ảnh Trâm:

- Có phải anh đã gặp cháu này ư ?

- Thì đúng rồi chứ còn ai nữa

Thanh gieo mình xuống giường, giọng lạc hẳn đi :

- Cháu mất đã hơn hai năm nay rồi.

Trung bàng hoàng :

- Anh nói cái gì ?

- Vâng, trong một chuyến đi chơi biển với đám bạn, gặp những cơn sóng dữ nhồi cháu đuối sức nên đã bị sóng nhận chìm. Đó là một mất mát lớn đối với chúng tôi.

Trung lặng cả người, không tin được những lời mà Thanh vừa nói...

Ngày hôm sau, Thanh đưa Trung ra nghĩa trang thăm mộ Trâm. Trung chỉ còn biết lâm râm cầu nguyện và khấn vái :” Cháu Trâm, Chú biết cháu linh thiêng lắm. Thôi thì, cái số mệnh của cháu nó vắn vỏi như vậy, cháu hãy yên nghỉ và phù trợ cho gia đình cháu được yên lành. Riêng Chú, Chú cám ơn cháu đã cứu em Trang bữa đó. Chú hứa sẽ xin lễ và đọc kinh cho cháu luôn, mặc dù cháu biết là Chú rất khô đạo”.

Hoàng Thy


Hương Xưa

Hoàng Thy


Con đường nhỏ chiều nay vương gió chướng
Chợt tìm về một chút thoáng hương xưa
Nhè nhẹ lay cành liễu rũ đong đưa
Như rình rập bước chân chưa vội đến
Thuyền cũng đã từ hôm nao rời bến
Về đâu rồi, ôi những chuyến đò ngang
Khúc đàn xưa vang tiếng tịch tình tang
Nghe như tiếng lòng ai than ai oán
Em chợt về dẫu xa xôi một thoáng
Bước chân trần trong hoang vắng mù khơi
Hồn vật vờ theo gió ngọn chơi vơi
Thoang thoảng giấc Nam kha đời hiu quạnh
Rồi mấy nỗi đồng cỏ xanh yên giấc
Bỗng tìm về nơi vùng đất dấu yêu
Tháng ngày tàn cho mấy thuở tịch liêu
Đến trọn kiếp còn tiêu điều hoang lạnh.

Hoàng Thy


Họ là ai

Hoàng Thy


Mưa đổ xuống núi rừng thêm thăm thẳm
Chim thôi bay tìm chỗ đỗ trên cành
Mặc cho mưa thấm lạnh áo chinh nhân
Đoàn người vẫn âm thầm và cất bước
Họ không hề than van đời cơ cực
Không lụa là không gấm vóc cao sang
Miếng đỉnh chung danh lợi họ không màng
Năm tháng đã tàn phai đời trai trẻ
Họ đứng lên biết là bao thế hệ
Để đáp lời mời gọi của núi sông
Bỏ lại sau cuộc sống của riêng mình
Đưa vai gánh phần giang san Tổ quốc
Họ chỉ mang một tấc lòng tha thiết
Giải giang sơn gấm vóc giữ cho bền
Để mai này không thẹn với non sông
Để nối gót cùng Bà Trưng, Nguyễn Huệ
Họ là những người con yêu Đất Nước
Theo tiền nhân đã cất bước lên đường
Mang trên mình một sứ mạng thiêng liêng
Bảo vệ giống Rồng Tiên, non nước Việt
Nào những ai đang quần là áo lượt
Nào những ai đang nệm ấm chăn êm
Nào những ai đang giấc điệp bình yên
Có nghĩ đến những ai kia chăng tá ?

Hoa`ng Thy


Dĩ vãng nhạt nhòa

Hoàng Thy


Ta vẫn mơ những ngày xưa dĩ vãng
Đã nhạt nhòa trong một thoáng nhỏ nhoi
Khi Xuân sang nắng vàng soi nỗi nhớ
Chiều chợt về trong tan vỡ hư hao
Ta vẫn mơ bằng niềm đau ký ức
Từng giọt sầu mang tiềm thức u mê
Vùng thời gian che khuất nẻo đi về
Cho hồn lạc trong cơn mê tiền kiếp
Cả dĩ vãng nhạt nhòa nay đã khép
Thân lạc loài hồn da diết thở than
Ta là ai trong nhân thế điêu tàn
Mà giữ lại lời than van thống thiết
Thà ta là tên khùng điên quên hết
Cả tên mình và cội gốc từ đâu
Thì có lẽ ta chẳng thấy đớn đau
Cho thân phận đời kiếp sau sẽ khác
Nhưng đã trót là con dân một nước
Ta bàng hoàng trong giây phút tan hoang
Ta mơ ngày non nước lại huy hoàng
Ta thoát kiếp thân tằm trong ổ kén

Hoàng Thy


Đà Lạt thần tiên

Hoàng Thy


Nơi đây có suối rừng mơ
Quanh năm phố phủ sương mờ khói lam
Rì rào thông đứng hai hàng
Hồn thơ lộng giữa trăng vàng, suối reo
Núi cao sườn dốc cheo leo
Vẳng lên có tiếng ve kêu não nùng
Cảnh thơ cảnh mộng vô cùng
Làm anh như lạc vào vùng cõi tiên
Bâng khuâng một nỗi niềm riêng
Không gian im vắng, thiêng liêng mấy tầng
Xa xa thoảng tiếng chuông ngân
Đâu là cõi Phật, cõi Tiên, cõi phàm
Hồn anh từng mảnh nát tan
Hòa vào giữa khoảng trời cao mây ngàn
Quyện theo dòng suối miên man
Vọng về, róc rách than van mấy lời
Lắng nghe làn gió nhẹ hơi
Nghe trăng vỡ bóng lả lơi hư huyền
Nghe thông che miệng làm duyên
Và nghe dòng suối triền miên tỏ tình

Hoa`ng Thy


Cô gái hàn trăng

Hoàng Thy


Bến vắng đò thưa khách tao nhân
Thơ túi rượu bầu vẻ thong dong
Mơ màng chàng ngắm trăng cùng gió
Bóng liễu im lìm soi nước trong
Cô gái nhẹ tay khua mái chèo
Cho thuyền lìa bến vắng qua sông
"Ô kìa cô lái nhẹ tay chút
Tiếc qua,ù vầng trăng vỡ vụn rồi "
Cô lái ngừng tay chèo quay lại
Nhìn kỹ văn nhân, thốt nhẹ nhàng :
"Sao ông đổ tội cho tôi thế
chút nữa trăng tròn lại ông xem"
"Ồ nhỉ vầng trăng tròn lại rồi
Cô em hàn khéo quá đi thôi
Vậy cô hàn lại giùm tôi với
Một nửa con tim đã vỡ rồi "
"Nước lặng là đất nước bình yên
Thì ta mới có cảnh thần tiên
Bây giờ vận nước đang nghiêng ngả
Sao đành ông ngồi hưởng gió trăng ?"
Khách nghe chừng giận lắm hay sao
Mà bỏ đi không một tiếng nào
Quẳng thơ cùng rượu bên sông vắng
Cô lái nhẹ buông tiếng thở dài
Đã mấy thu rồi bỗng một chiều
Có chàng tráng sĩ, bến sông xưa
Hình như chàng chờ cô lái cũ
Để kết thâm giao một mối tình.

Hoa`ng Thy


Cho một tà áo

Cho một tà áo



Nắng xin lên cho làn môi em thắm
Trăng hãy về cho em trắng đôi tay
Gió qua mau cho đường tóc em bay
Mưa xin lại cho mi em ướt mộng
Tha thướt quá, ôi sao tha thướt quá
Aùo dài bay, trong gió áo dài bay
Em có hay, nào hẳn em có hay
Thiên diễm tuyệt, mấy trường thiên diễm tuyệt
Người em gái, Việt Nam người em gái
Em có hái, đào tiên em có hái
Má hồng tươi, đỏ thắm má hồng tươi
Môi mộng mị, đôi làn môi mộng mị
Ta gởi người nụ hôn nương theo gió
Trên áo dài lướt thướt rộng đường bay
Trong tóc mây nhè nhẹ cuốn lưng trời
Cho một đời áo thiên thu nước Việt.

Hoàng Thy


Bà Mai

Hoàng Thy


Tuấn đang thiu thiu ngủ thì chàng bị đánh thức dậy vì có một bà vừa ngồi vào cái ghế bên cạnh chàng. Trong chuyến bay từ Hồng Kông về Việt Nam này, đây là lần đầu tiên chàng về thăm quê hương sau gần hai mươi năm xa cách.

- Xin lỗi cậu, có phải cậu là người Việt không ?

Câu hỏi của người đàn bà vừa ngồi xuống lúc nãy cắt đứt dòng tư tưởng của Tuấn. Chàng quay sang trả lời :

- Dạ vâng, bác cũng về chơi ?. Bác từ đâu về đấy ạ ?

- Tôi từ bên Tây về. Cậu về đâu vậy ?

- Dạ, cháu về Sài gòn

- Ồ, vậy tốt quá. Không biết cậu cho tôi nhờ chút việc có được không?

Tuấn hơi lưỡng lự, nhưng rồi chàng cũng nói :

- Dạ được, bác cần chuyện gì ạ ?

- Cảm ơn cậu trước. Chả là thế này. Tôi có chút chuyện rất cần nên không về nhà ngay được. Tôi nhờ cậu đưa giùm lá thơ này đến nhà tôi và nhắn giùm là hai tuần sau tôi sẽ về. Không có tiền bạc gì ở trong đâu mà cậu lo. Chỗ tôi ở không dùng tiền, tôi đã ghi rõ ngoài phong bì rồi. Tội nghiệp, con gái tôi nó mong tin dữ lắm.

- Dạ được, bác yên trí. Cháu sẽ đưa giùm thơ bác đến gia đình.

- Cám ơn cậu nhiều, thôi tôi lại ngồụi với mấy người bạn ở đàng sau. Chúc cậu vui vẻ trong chuyến đi.

- Dạ, cám ơn bác.

Người đàn bà đứng dậy đi ra phía sau. Lúc này Tuấn mới ngờ ngợ. Chàng thấy hình như đã gặp bà này ở đâu rồi, nhưng lại nghĩ chắc là người giống người vì bà ta bảo bà ta ở bên Tây cơ mà ! Thôi thì giúp bà ta một chút cũng tốt. Tội nghiệp người con gái đang mong chờ Mẹ về. Tuấn gấp cái phong bì bỏ vào túi áo rồi chàng lại mơ màng. thiêm thiếp ngủ tiếp.

Tuấn uể oải tháo dây nịt bụng an toàn. Chàng nhớm người ra phía cửa sổ, ngắm nhìn cảnh vật nơi phi trường. Sau những thủ tục khám xét rườm rà tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất, chàng nhủ thầm cũng may chàng đã được nghe nói, nên kẹp tờ giấy hai mươi đô la vào Sổ Thông hành nên mọi chuyện qua đi mau lẹ, ít phiền phức.

Ra khỏi cổng phi trường, chàng luôn miệng chối từ những lời mời của các bác tài xế taxi, xích lô, xe ôm. Chả là chàng cũng muốn dạo một vòng quanh phố xá cho giãn gân cốt sau hơn mười tám tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay và cũng đồng thời xem xét sinh hoạt của Sàigòn bây giờ.

Nóng, cái mà chàng cảm nhận trước tiên là cái nóng. Nóng một cách gay gắt như là ở trong một cái lò ga vậy. Đưa tay tháo bớt nút áo gần cổ. Chàng rảo bước về hướng đường Trương Minh Ký, rồi cứ vừa đi vừa ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường. Phố xá cũng không khác xưa là bao, có thêm nhiều công trình xây cất hơn và dơ bẩn cũng nhiều. Vẫn tấp nập người qua kẻ lại, xe cộ ngược xuôi, kèn bóp inh ỏi.

Một lúc, khi cảm thấy mỏi chân, chàng ngoắc một chiếc xích lô vừa trờ tới :

- Bác làm ơn cứ chạy đi. Lúc nào cần xuống, tôi sẽ nói với bác.

Sau khi yên vị, chàng gợi chuyện :

- Nóng quá hả bác ?

- Dạ, chắc cậu ở nước ngoài mới về ?

- Dạ, cháu về thăm quê hương, đã gần hai mươi năm rồi đó bác.

- Nhà cậu ở đâu ?

- Cháu tính đi dạo một lúc rồi sẽ ghé lại nhà người bạn ở nhờ. Cháu không thích ở khách sạn.

Khi xe đi ngang qua đường Nguyễn Thông, cảm thấy quen quen. Chàng bỗng nhớ tới người Thầy cũ hình như là ở gần đâu đây. Chàng nói với bác phu xe :

- Ồ, bác đi chầm chậm lại giùm cháu. Cháu nhớ là có một người Thầy xưa ở đâu đây thì phải. Xem nào, bác quẹo phải ở đây đi...bác quẹo trái ở chỗ đầu đường ấy...bác quẹo phải chỗ này...

- Đường xấu quá, thôi bác tốp giùm, để cháu đi bộ vào kiếm.

Bước xuống xe, chàng hỏi bác phu :

- Cám ơn bác. Bao nhiêu đây ạ ?

Lấy chiếc khăn vắt ở càng xe, bác xích lô giở nón, đưa tay thấm những giọt mồ hôi trên mặt và nói :

- Cậu cho 5000.

Tuấn ngửng lên :

- 5000 là bao nhiêu bác hả ?...Ồ, mà sao trông bác quen quen.

Tuấn đưa tay lên bóp trán, cố moi óc xem chàng đã gặp bác xích lô này ở đâu. Bỗng chàng chợt reo lên :

- Ồ, có phải bác là thầy Liêm không ? Con là Tuấn đây mà Thầy. Con học Thầy từ lớp 6 đến lớp 8 đó.

Bác xích lô ấp úng :

- Anh là...Tuấn đấy ư ?

- Đúng là thầy Liêm rồi ! Thầy còn nhớ con không ?

- Ồ, tôi nhớ ra anh rồi. Tôi khó nhận ra anh vì bây giờ anh đã trưởng thành, trông chững chạc quá. Thôi, ta vào nhà đã.

Bác xích lô đưa Tuấn đi sâu thêm vào trong ngõ hẻm và dừng lại trước một ngôi nhà. Đằng trước nhà là cái quán bán chè, được kê mấy bộ bàn ghế thấp.

Một cô bé chạy ra đon đả :

- Ba, hôm nay Ba về sớm thế, chắc là Ba mệt phải không ?. Để con đi lấy khăn và nước Ba uống.

- Khoan đã con. Lại đây Ba bảo. Đây là anh Tuấn, học trò cũ của Ba.

Quay sang Tuấn, thầy Liêm giới thiệu :

- Đây là Phượng, con gái tôi.

Tuấn ngạc nhiên :

- Phượng đây sao ?. Em lớn quá ! Mà cũng phải, mười mấy năm rồi còn gì ! Em còn nhớ anh không?. Tuấn đây

Phượng bẽn lẻn, hai tay đan vào nhau :

- Chào anh...Tuấn. Ba và anh vào nhà nghỉ đã.

Tuấn theo thầy Liêm vào nhà. Thầy chỉ chiếc ghế :

- Anh ngồi nghỉ đã, tôi đi rửa mặt rồi chuyện trò với anh.

Phượng bưng hai ly nước ra :

- Anh dùng nước. Anh Tuấn ở gần đây không ?

- Anh ở hơi xa

Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu, Tuấn tiếp :

- Nhưng thế nào anh cũng đưa Phượng đến thăm chỗ anh ở.

Phượng ngơ ngác :

- Anh nói sao cơ ?

Thầy Liêm cũng vừa bước lên :

- Anh Tuấn ở Mỹ về chơi đấy con ạ.

- Ồ, vậy ư ? Thôi con lên trông hàng, Ba và anh chuyện trò.

Phượng quày quả đi lên nhà trên, hai má nàng tự nhiên ửng hồng như đánh phấn. Qua câu chuyện, Tuấn được biết thầy Liêm bị cho nghỉ dạy từ hồi “ giải phóng”. Cô đã từ trần cách đây bốn năm vì quá cơ cực, nên sinh bệnh lại không đủ thuốc men. Thầy Liêm đã làm đủ mọi việc để nuôi con gái. Phượng năm nay 24 tuổi, chỉ học hết lớp 12 rồi phải nghỉ học. Nàng mở quán bán chè cho bà con lối xóm, phụ bố để sinh nhai. Qua câu chuyện, chàng cũng được biết thêm. Thầy Vân cũng chạy xích lô. Thầy Danh đã qua đời được sáu năm. Thầy Bính đi vùng Kinh tế mới. Thầy Quang làm gác dan cho một cửa hàng bách hóa.

Quả là có nhiều thay đổi với cuộc sống của các vị Thầy cũ của chàng.

Lúc thầy Liêm đưa cho chàng coi cuốn Album gia đình, Tuấn chợt nhận ra người vợ của thầy Liêm sao giống người đàn bà mà chàng đã gặp trên chuyến bay quá. Chàng vội móc bao thư ra xem lại, thì địa chỉ trên phong bì lại đúng là địa chỉ nhà của Thầy. Tuấn kể lại chuyện gặp gỡ Cô cho Thầy nghe, và lúc thầy Liêm bóc phong bì ra thì bên trong không có một cái gì hết. Phong bì trống trơn.

Tuấn cứ mãi suy nghĩ. Cô nói là Cô ở bên Tây, hay là Tây Vực...ở chỗ Cô không dùng tiền...,có điều là từ sau lúc gặp gỡ đó, hình như là Tuấn không thấy lại Cô bao giờ nữa, dù chàng đã để ý tìm.

Thầy Liêm thì cho là Cô đã thi hành xong lời trối trăn lúc lâm chung mà Cô đã nói cùng Thầy :”Em sẽ ráng lo cho con Phượng gặp đượcngười đàng hoàng mà kết bạn “.

Hai tuần sau, nhà ông Liêm xích lô có một đám cưới nho nhỏ. Nghe đâu chàng rể là một thanh niên từ nước ngoài về, và là học trò cũ của ông.

Riêng Tuấn thì cứ thầm cảm ơn “ Bà Mai, mẹ vợ chàng”. Phượng rất xinh, ngoan và hiểu biết. Có một người vợ như thế, chàng còn muốn gì hơn ?

Hoàng Thy


Anh về

Hoàng Thy



Anh về ngõ vắng tiêu điều
Như cơn gió thoảng chắt chiu nắng vàng
Bước chân hờ hững đi hoang
Niềm đau chất ngất ngỡ ngàng lối xưa
Anh về gom những hạt mưa
Thoa lên suối tóc cho vừa nhớ nhung
Giọt sầu cô đọng tơ trùng
Nẻo hồn tê tái nhẹ rung phím lòng
Cho đời đôi chút chờ mong
Mai sau thoát kiếp lưu vong lạc loài
Ưu phiền dẫu có nguôi ngoai
Em hong tóc xõa hình hài khói sương
Dáng xưa lược dắt trâm cài
Giờ trong ký ức mệt nhoài phấn hương
Xa xôi một thủa miên trường
Nắng chiều trải nhẹ vấn vương bạc lòng
Anh về gom những chờ mong
Kết thành một chuỗi long đong phận đời
Tháng ngày lạc bước rong chơi
Ngoài kia nắng nhẹ tơ trời mong manh.

Hoàng Thy


Coming back home
Walking home on the deserted road
Like a breeze on a golden afternoon,
Your steps lead you in different directions
With pain mounting high along the old path.

You are back to collect the drops of rain
To dampen her cascading hair and assuage your love.
The drops of sorrow crystallize your thoughts and feelings
Lightly strumming the cords of your heart.

You hope that life will reserve a better lot
Liberating the person from exile and loneliness
Although the woes may be dimmed sometime
Fanning her long hair, she is evanescent like dew.

O silhouette of the past, with a comb in the hair,
Now blurred in memory, painstakingly recorded as an old fragrance,
So far away and imperceptible, how can you relive the moment
Under the light dust of the afternoon sun.

Back home, you collect the hopes
Stringing them into a river of life uncertainties.
For days and months you have wasted your time in little joys,
Softly, the sun projects its fragile rays on the earth.

Translated by Binh Nhung


Tà Áo Bay Bên Trời Quê Đất Khách

Hoàng Huy Giang


Nơi tôi sống trời đang vào tháng tư. Tháng của những ngày thu vương vấn nhuộm chút bâng quơ để cho những con đường chong chanh trong bộ áo vàng hoe của lá chẳng mấy chốc chuyển sang một màu đỏ tía, thẫm lịm lối đi. Màu đỏ của lá chợt hừng lên dưới trời chiều hanh hanh chút nắng, vội vàng ẩn mình khi hoàng hôn xuống vội. Và cơn gió sang mùa không ngần ngại cuốn nhanh những chiếc lá vàng đỏ xào xạc cuống quít bước chân.

Tôi thả bộ dọc theo con đường ra bãi đậu xe. Tiếng gió rì rào ve vãn bên tai như niềm vui đang hiện hữu nơi tôi. Tôi đưa một bàn tay lùa nhẹ mái tóc còn bàn tay kia níu vội tà áo chực tung bay theo gió về một khoảng không vô định. Áo dài và tôi. Áo dài và gió. Sự dằng co giữa tôi và gió tạo thành một niềm vui bưng bít trong lòng.

Xa quê hương người ta thường nhớ đủ thứ. Nhớ những người thân yêu. Nhớ nhà cửa, nhớ con đường xưa đã bao lần đi qua, nhớ bạn bè của thời đánh đinh, đánh đáo. Và trong tôi cũng vậy. Một khi cơn nhớ cuộn lên như sóng lớp thủy triều thì ôi thôi bao nhiêu là nỗi nhớ ồ ạt trở về. Từ những ngày ấu thơ đến những ngày mới lớn. Từ những hàng phượng đầu mùa đầy ắp nụ non đến những con đường hiu hắt ánh đèn đêm. Biết bao hình ảnh lần lượt lướt qua ký ức. Thật vậy! Bất cứ cái gì của Sài Gòn, của những ngày xa xưa tôi đều nhớ cả. Càng nhớ bao nhiêu, tôi lại càng yêu Sài Gòn bấy nhiêu. Mà yêu Sài Gòn bao nhiêu thì tôi lại càng trân quý chiếc áo dài bấy nhiêu. Thế là tôi trở về tìm kiếm trong tôi hình ảnh cố hữu của chiếc áo mà xa quê hương rồi tôi mới thấy quý nó thật sự.

Mỗi quốc gia trên thế giới, kể cả những bộ lạc ở những nơi thâm sơn cùng cốc đều có sắc phục riêng của họ. Đối với phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài là một trang phục và cũng là một sắc phục thật độc đáo vì nó mang đủ các tính chất: kín đáo, sang trọng, trữ tình, lãng mạn, thanh nhã, thướt tha, dịu dàng mà chị em phụ nữ Việt hẳn phải hãnh diện mỗi khi mặc. Chiếc áo dài mà ngày nay mỗi lần được dịp mặc là mỗi lần tôi thấy cả một khoảng trời xanh của thời con gái, của lứa tuổi đôi mươi, của quãng đời xuân sắc được dịp sống lại trong tôi.

Tôi nhớ lúc còn nhỏ, lúc ấy chắc tôi chỉ chừng sáu hoặc bảy tuổi, mỗi lần thấy người chị họ của tôi ghé chơi sau buổi chiều tan học, tha thướt dáng nét yêu kiều trên chiếc xe Velo Solex là tôi cũng lục đục bày trò chơi mặc áo dài và lái xe sắt. Tôi lấy hai chiếc ghế lùn, bằng sắt, cao khoảng ba tấc, đặt nối đuôi nhau và gác một chiếc ghế con bằng gỗ mà mẹ tôi vẫn ngồi nhặt rau, vào giữa hai chiếc ghế sắt làm yên xe. Rồi tôi lấy hai chiếc khăn tắm, một quàng vào trước ngực và một quàng vào sau lưng để làm áo dài. Thế là tôi có được chiếc áo dài làm bằng khăn lông với hai tà áo lết phết dưới đất. Tuy hơi dài quá khổ nhưng tôi cũng có được chiếc áo dài như ai. Sau vườn nhà tôi có một cây chuỗi ngọc, quanh năm lá luôn xanh và hoa nhỏ màu tím thẫm từng chùm bốn mùa nở rộ. Mùi hoa thơm thoang thoảng như mùi bánh khảo luôn mời gọi những chú ong bướm say tình bay lượn. Về phía con gái, tôi là nhỏ nhất nhà nên ba tôi thương tôi lắm. Cứ mỗi lần chơi mặc áo dài là ba tôi lại hái một cụm hoa chuỗi ngọc cài lên tóc tôi. Thế là tôi được mặc áo dài, được cài hoa trên tóc và lái xe yểu điệu giống người chị họ tôi.

Có phải tôi và chiếc áo dài có duyên có nợ nên chiếc áo dài luôn quấn quít bên tôi? Và có phải tôi và màu tím hoa chuỗi ngọc có nợ có duyên? Nên nền tím thẫm luôn sống mãi nơi tôi trên tà áo dài qua bao tháng năm trôi giạt dòng đời.

Lúc còn sống ở quê nhà không bao giờ tôi quan tâm đến giá trị cũng như chẳng bao giờ tôi tìm hiểu về cội nguồn của chiếc áo. Giờ đây nhớ trời quê khi sống trên đất khách, tôi mới nhận được chân giá trị của chiếc áo và cảm thấy thật hãnh diện mỗi khi mặc, dù ngày xưa nơi quê nhà tôi đã từng mặc nó hằng bao nhiêu năm trời.

Nơi tôi định cư không có phép nghỉ lễ Tết Nguyên Đán hằng năm như ở quê nhà. Và những ngày Tết đến thường xảy ra trong tuần nên năm nào cũng vậy, nếu đi làm trong ngày mùng Một Tết tôi đều mặc áo dài. Đây là dịp mà những người bạn đồng nghiệp của tôi được dịp ngắm nghía và trầm trồ chiếc áo dài tôi đang mặc.

Nhớ một lần tôi phải đi tham dự một buổi họp lớn tổ chức tại hội trường của một khách sạn lớn nằm ven bờ biển Glenelg tại Adelaide, thành phố nơi tôi đang sống. Buổi sáng hôm ấy, thấy trời đẹp thế là tôi nẩy ý mặc áo dài. Tôi chọn chiếc áo màu tím thẫm. Khi đến nơi tôi định đậu trong nhà đậu xe của khách sạn. Nhưng nhìn thấy trời đẹp, nắng nhè nhẹ nên tôi đậu xe bên đường để được dịp đi bộ.

Vâng! Hôm ấy trời ban mai nắng dịu. Cái nắng của một ngày cuối hạ. Nắng thoi thóp không gay gắt như những tháng về trước lại có một chút gì hanh hanh của những ngày chớm thu. Từng sợi nắng đổ ngập lối đi, đổ dài trên tôi, tóc và áo. Gió ban mai gợn mùi nước biển thoảng nhẹ thổi về đẩy đưa hai tà áo nhẹ bay bay, để lộ chiếc quần sa tanh lụa trắng muốt. Tôi thanh thản bước đi trong nắng. Còn nắng quấn quít bên tôi theo từng bước chân ngập ngừng trên con đường đá dăm rệu rạo. Và đằng sau cặp kính râm, tôi chừng thấy được những đôi mắt tò mò, những gương mặt nhìn theo, những nụ cười cảm nhận. Khi tôi sắp đến nơi, một người đàn bà 'tóc vàng' đi ngược chiều dừng lại hỏi tôi với một cung cách nhã nhặn, lịch sự, bằng tiếng Anh,:

- Cô đi đám cưới phải không? . . . . Chiếc áo cô đang mặc đẹp quá. Rất lịch sự và rất đẹp.

Rồi bà đưa tay vuốt lớp vải mềm mịn trên cánh tay tôi. Tôi mỉm cười nhìn xuống chiếc áo tôi đang mặc. Chiếc áo dài màu tím than, đơn giản không trang hoàng sặc sỡ. Tôi lắc đầu trả lời:

- Tôi đi tham dự buổi khánh thành đổi tên của cơ quan UnitingCare.

Bà lập lại:

- Cái áo đẹp quá. Rất là lịch sự.

Rồi bà hỏi tiếp:

- Cô đến từ nước nào ?

Sau khi nghe tôi trả lời, người đàn bà lạ bên đường còn nấn ná hỏi thêm về văn hóa Việt, điều mà tôi rất hãnh diện để nói, để ca tụng mỗi khi có ai hỏi đến. Thấy không còn đủ thì giờ để lan man câu chuyện tôi chỉ nói sơ và xin lỗi khiếu từ bà khách lạ rồi vội vã bước đi. Khi đến cổng khách sạn tôi quay đầu nhìn lại. Người đàn bà 'tóc vàng' lạ mặt vẫn còn trông theo. Tôi cảm động và thấy vui trong lòng làm sao. Khi bước vào hội trường, rất nhiều cặp mắt hướng về phía tôi. Tôi đoán là họ đang ngưỡng mộ chiếc áo tôi đang mặc, chiếc áo mang tính chất truyền thống của dân tộc Việt. Điều đó làm tôi cảm thấy thật hãnh diện và thích thú.

Thật vậy, chiếc áo với phần trên ôm sát tấm thân thon thả của phụ nữ để hai tà bay lửng lơ cuốn quít theo làn gió trông thật thơ mộng, thật trữ tình đã là nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn nghệ sĩ, phong phú hóa kho tàng thơ, văn, nhạc, họa, nhiếp ảnh trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam như cố thi sĩ Nguyên Sa đã ngất ngây gửi hồn trong hai tà áo người tình:

Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Nguyên Sa ('Tương Tư')

Còn Nguyễn Tất Nhiên đã hãnh diện đề cao nét trang nhã, đài các của tà áo dài Việt Nam đáng là đại diện cho sắc phục phương đông.

Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông
Nguyễn Tất Nhiên ('Tháng Giêng, Chim')

Khoảng trời xanh với những mộng mơ lãng mạn ươm kín sách vở học trò cùng tà áo dài trắng trinh nguyên đã được biết bao tâm hồn thi nhân chở chuyên tâm sự như nhà thơ Luân Hoán đã một thời vướng mắc suy tư, để rồi dù dòng đời trôi chảy ông vẫn không quên những gì đã xảy ra nơi sân trường mắt biếc:

em có nhớ trong sân trường bữa ấy
giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
gió bấc khô làm đôi má se hồng
cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng
tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh
Luân Hoán ('Trong Sân Trường Bữa Ấy)

Và Bảo Cường cũng cùng một hoài niệm như Luân Hoán đã chắt chiu trong lòng bao kỷ niệm xa xưa của thời áo trắng: Ngày xưa áo lụa tung bay
Tóc em theo gió vờn mây cuối trời
Trường Tiền áo trắng tinh khôi
Em nghiêng nón... giấu nụ cười làm duyên
Bảo Cường ('Áo trắng ngày xưa)

Trong khi Thanh Trắc Nguyễn Văn đã nhẹ nhàng trách hờn người yêu bé nhỏ của quãng đời học trò đã vội quên tháng ngày xưa cũ, quên con đường dẫn lối đến trường, tìm vui nơi bờ bến lạ.

Con đường xưa đi học
Hai đứa giờ hai nơi
Em theo người xứ la.
Anh lưu lạc phương trời.
Em quên thời áo trắng
Rơi nỗi buồn đâu đây
Con đường anh trở lại
Thăm thẳm một màu mây.
Thanh Trắc Nguyễn Văn ('Con đường xưa đi học')

Thường khi nói đến tà áo trắng rất nhiều người nghĩ đến mái trường thân yêu, đến phấn bảng học trò, đến tiếng ve gọi hè sang, đến hàng phượng vĩ với những bông hoa trĩu nặng thắm đỏ sân trường. Và màu đồng phục cho nhiều trường trung học nữ ở Việt Nam thường là màu trắng. Nhưng cũng có một số ít trường chọn màu xanh. Và màu tím cũng được chiếu cố. Điển hình là trường Gia Long đã một thời mang tên là 'Trường Nữ Sinh Áo Tím' từ ngày thành lập vào năm 1915 cho đến 1952. Đến năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo.

Dù những tà áo dài trắng được ca ngợi nhiều trong thi văn thật sâu đậm nhưng điều này đã không làm xóa mờ nét dáng thanh dịu của tà áo dài xanh biêng biếc mà bao thi nhân, nhạc sĩ cũng đã hoà tiếng lòng của mình trong từng cõi thi tứ diệu vợi như nhà thơ Mường Mán đã thố lộ tâm tình khi nhớ về những ngày xưa cũ.

Mùa cốm xa rồi hương còn đây
Sâm cầm về đâu cánh nghiêng trời
Biếc xanh tà áo em qua ngõ
Gói cả sông hồ thương nhớ ai.
Mường Mán ('Với Xuân Hà Nộí)

Thử vòng quanh thế giới âm nhạc, qua những nhạc phẩm Áo Lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng), Tà Áo Cưới (Hoàng Thi Thơ), Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Tà Áo Trắng (Trần Ngọc Lân), Tà Áo Đêm Noel (Tuấn Lê), Tà Áo Em Bay (Nguyễn Dũng) v.v. chúng ta hẳn sẽ thấy một số nhạc sĩ đã chuyên chở lòng mình qua hình ảnh tà áo dài trong dòng nhạc của họ. Đặc biệt nhạc sĩ Đoàn Chuẫn đã đưa hình ảnh 'tà áo xanh' vào cung phím rất nhiều. Đối với nhạc sĩ, màu xanh biểu tượng cho những ước mơ, cho những đợi chờ, cho từng gợi nhớ chấp chới trong từng tiết điệu âm giai.

Anh mong chờ mùa Thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ
Đoàn Chuẩn- Từ Linh ('Thu Quyến Rũ')

Với bao tà áo xanh, đây mùa thu,
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ,
Lá vàng, từng cánh, rơi từng cánh,
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa..
Đoàn Chuẩn-Từ Linh ( 'Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay')

Em còn nhớ, anh nói rằng:
Khi nào em đến với anh,
Xin đừng quên chiếc áo xanh ...
Đoàn Chuẩn- Từ Linh ('Tà Áo Xanh')

Thật vậy, kể từ khi trôi giạt xứ người tôi mới thấy trân quý và lưu tâm đến giá trị của chiếc áo dài Việt Nam. Chiếc áo tiềm ẩn sắc thái quê hương mà những ngày còn lê lết ở mái trường Trung học tôi nào để ý đến. Ngày ấy, đã rất nhiều lần vì ham nhảy dây tôi đã cột vạt trước, vạt sau thành nắm tay để không bị vướng mắc lúc chơi nên bị cha Tổng Giám Thị quở phạt khi thấy tà áo của tôi nhăn nhúm trông thật thảm thương lúc đứng chào cờ.

Đi tìm cội nguồn của chiếc áo dài Việt Nam thật khó mà khẳng định được là chiếc áo dài thân thương của chúng ta có từ bao giờ. Nhưng dựa vào sự mô tả của chiếc áo dài đầu tiên với dáng hình tương tự như chúng ta thấy ngày nay, có người cho rằng áo dài có từ thập niên 30 của thế kỷ thứ XX do họa sĩ Cát Tường tạo kiểu.

Theo tài liệu thì trong quyển "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Cristoforo Borri đã mô tả cách trang phục của người Việt vào đầu thế kỷ thứ XVII qua chiếc áo dài rằng, mặc dù sống trong vùng nhiệt đới những người Việt ăn mặc rất kín đáo. Họ mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, còn những cái khác từng lớp và từng lớp khoác ở ngoài, ngắn dần và ngắn dần. Đó chính là chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt còn thấy ở các làng quê Việt Nam như ở Quan Họ / Bắc Ninh. Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa. Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài gọi là các dải cánh sen. Lúc đi lại, các dải áo quyện vào nhau khi gió thổi bay tung lên trông thật đẹp mắt.

Ngún ngỡn như anh thuyền chài
Áo ngắn mặc ngoài áo dài mặc trong.(*)

Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất phát từ phương Bắc khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong xưng là Vũ Vương vào năm 1744 đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ "Tam Tài Đồ Hội" của nhà Minh, Trung Hoa. Tuy nhiên, áo dài không phải là lễ phục mà chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi.

Áo dài chớ tưởng là sang
Bởi không áo ngắn phải mang áo dài (*)

Trong quyển "Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn" xuất bản năm 1997 ông Tôn Thất Bình cũng viết là chiếc áo dài được hình thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ-An truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Đoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài. Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc. Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên cũng có chép sự kiện chúa Vũ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục vào khoảng năm 1744.

Giả thuyết vừa nêu trên trái ngược với một bằng chứng cho thấy là chiếc áo dài đã có trước khi chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương. Đó là bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Qua bức tượng này chúng ta có thể thấy là chiếc áo dài phụ nữ mặc thời đó cùng với các dải cánh sen, giống mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng như giáo sĩ Borri đã mô tả. Tuy nhiên, nếu dựa theo truyền thuyết thì tiền thân của chiếc áo dài ngày nay đã có từ thời Hai Bà Trưng. Năm 39 sau Công nguyên, Hai Bà khởi quân đánh đuổi quan Thái thú Tô Định và quân nhà Hán. Khi cưỡi voi lâm trận Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng và trang sức thật lộng lẫy.

Chiếc áo dài đã trải qua nhiều gian truân theo cùng mệnh nước. Vấn nạn thứ nhất là bao nhiêu mưu toan đồng hóa dân ta của bọn ngoại xâm phương Bắc qua một nghìn năm bị Trung Hoa cai trị. Thứ đến là ảnh hưởng của thực dân Pháp trong ngót một thế kỷ bị đô hộ.

Và gần đây nhất, chiếc áo dài thân thương của chúng ta đã chịu sự dập vùi cùng chung với thân phận con người theo hoàn cảnh chính trị và xã hội trên phần đất quê hương Việt Nam. Vì áo dài không thích hợp với công việc lao động cho nên sau năm 1954, chiếc áo dài đã biến mất trên nửa phần đất tổ quốc nơi miền Bắc trong khi tại miền Nam Việt Nam hai tà áo dài vẫn tiếp tục tung bay nơi công sở, trong học đường hay ngoài đường phố. Khi cuộc chiến chấm dứt trên quê hương vào cuối tháng Tư năm 1975 thì chiếc áo dài cũng cùng chịu chung phận số với người dân miền Nam và chỉ được phục hồi từ dạo cuối thập niên 80 sau khi đất nước được cởi mở dần.

Mặc dù đã nổi trôi theo dòng lịch sử nhưng chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ta không những vẫn trường tồn mà còn được hoàn mỹ thêm ra. Điều đó chứng tỏ là tinh thần bất khuất của dân tộc Việt đã được thể hiện qua chiếc áo dài.

Nói đến trang phục phụ nữ đặc thù của những quốc gia Á châu, chúng ta có thể kể đến chiếc Kimono của người Nhật hoặc chiếc áo Sường Xám của người Trung Hoa. Về thẩm mỹ, chiếc Kimono quá kín đáo, quá gò bó thân hình người phụ nữ, còn chiếc áo Sường Xám mặc dù có phần khêu gợi nhưng thiếu phần thanh tao, dịu dàng của phụ nữ. Trong khi đó, chiếc áo dài của ta vừa kín đáo, vừa gợi cảm lại vừa thướt tha, vừa uyển chuyển. Thân áo bó sát lấy thân hình, tôn vinh những đường cong mềm mại của vóc dáng người phụ nữ Việt Nam. Thêm vào đó, thân áo xẻ hơi cao, để lộ một chút thân mình phía trên cạp quần. Hai tà áo dài xuống ngang nửa ống chân, quấn quít từng bước đi theo làn gió thoảng. Nói chung, áo dài của ta vượt trội hơn những trang phục Á châu khác, bằng chứng là tại hội chợ quốc tế Osaka, năm 1970 tại Nhật Bản, chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam với các vạt áo bay lượn trong gió đã được quan khách quốc tế trầm trồ khen ngợi và đem lại vinh dự cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa và chiếc áo dài của Trương Quỳnh Mai được chọn là trang phục dân tộc đẹp nhất tại Tokyo vào năm 1995.

Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Nguyên Sa ('TươngTư')

Về hình dạng, chiếc áo dài đã thay đổi rất nhiều qua bao thế kỷ để có được dáng nét mỹ miều như ngày nay. Sau đây ta thử nhìn qua những dạng chính theo thứ tự thời gian.

Trước hết, ngoại trừ truyền thuyết về Hai Bà Trưng mặc áo hai tà, theo một số nhà nghiên cứu chiếc áo dài đầu tiên là áo Giao Lãnh. Áo gồm bốn thân, mặc phủ ngoài yếm lót; nhưng khi mặc, hai thân trước để giao nhau chứ không buộc lại, với thêm một thắt lưng mầu buông thả. Vì chiếc áo này tương tự áo tứ thân về dáng hình cho nên có người cho rằng hai loại áo này là một. Vậy ta hãy xét kỹ về chiếc áo tứ thân xem sao, vì đây là chiếc áo đã tồn tại cả mấy nghìn năm, mặc cho bao thăng trầm của lịch sử.

Ngày xưa, vì kỹ thuật còn thô sơ nên vải được dệt thành khổ hẹp. Muốn may thành một cái áo, phải ráp bốn mảnh lại với nhau. Do đó mới có cái tên 'áo tứ thân'. Áo gồm hai mảnh đằng sau khâu lại giữa sống lưng làm thành sống áo, với mép nối của hai thân áo được dấu vào phía trong. Hai thân trước được buộc lại với nhau và để thõng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang, như tang chồng hay tang cha mẹ, mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Áo tứ thân thường được mặc với áo yếm, với một dải vải thắt ngang lưng, đầu vấn khăn và đội nón quai thao.

Tùy theo mục đích, chiếc áo tứ thân mang màu sắc khác nhau. Ngoài đồng ruộng hay trong những phiên chợ, chiếc áo tứ thân có màu nâu non, nâu già hoặc đen, mặc với váy vải thô nhuộm bùn. Nhưng trong những dịp hội hè đình đám, cưới hỏi, áo được may bằng hàng the, nhiễu, thao, lụa, khoác bên ngoài chiếc yếm đỏ thắm hay hồng đào và phủ lên chiếc váy lĩnh hoa chanh hoặc váy sồi có thắt lưng màu lá mạ hay màu cánh chả bay lượn trong gió. Còn về yếm, ngoài những màu vừa kể còn có màu nâu để mặc đi làm thường ngày ở nông thôn và yếm trắng mặc thường ngày ở thành thị.

Về ý nghĩa, ta có thể tìm thấy trong các bài tham khảo những lời giải thích là bốn thân của chiếc áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu của hai vợ chồng, và buộc hai tà trước lại với nhau tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm, quấn quít bên nhau.

Đêm hè gió mát trăng thanh
Em ngồi canh cửi còn anh vá chài
Nhất thương là cái hoa lài
Nhì thương ai đó áo dài tấm thân
Gặp người sao có một lần
Để em thương nhớ tần ngần suốt năm (*)

Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, nhất là ở thôn quê, cho đến ngày hôm nay.

Đến đời vua Gia Long, vào đầu thế kỷ XIX, kiểu áo ngũ thân bắt đầu phổ biến trong giới phụ nữ quyền quý. Kiểu này giống như áo tứ thân, nhưng kín thân vì hai vạt trước được may liền thành một vạt lớn dọc theo sống áo như vạt sau; cộng thêm một vạt con nằm dưới vạt trước về phía bên phải. Vạt con nối với hai vạt trước nhờ cổ áo có bâu đệm, và cài kín lại bằng năm chiếc khuy. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay cũng vì cùng một lý do như thân áo, đó là vì ngày xưa các loại vải tốt như gấm, lụa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, trong khi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm.

Về ý nghĩa thì ngoài ý nghĩa của bốn thân áo chính như đã nêu trong phần áo tứ thân, thân thứ năm hay vạt con tượng trưng cho người mặc áo. Năm chiếc khuy áo tượng trưng cho Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín, năm đạo làm người theo Khổng Giáo.

Áo dài năm nút hở bâu
Để coi người nghĩa làm dâu thế nào (*)

Từ chiếc áo ngũ thân, chiếc áo dài biến dạng với vạt con được thu gọn lại để trở thành chiếc áo dài mà chúng ta thấy ngày nay. Và dĩ nhiên, hai thân trước và sau không còn phải nối sống nữa. Tuy nhiên, nhiều phần của chiếc áo dài đã thay hình đổi dạng trong thế kỷ XX. Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo kiểu ngũ thân.

Khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ nước ta vào cuối thế kỷ XIX, văn hóa Tây Phương cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đưa đến việc thay chữ Nho bằng chữ Quốc Ngữ và những đua đòi theo văn hóa Tây Phương mà điển hình là ở Hà Nội. Vì là một phần của văn hóa Việt Nam cho nên chiếc áo dài truyền thống cũng là đề tài của sự đổi mới. Các màu thông dụng như nâu, đen được thay bằng các sắc màu tươi sáng hơn, gây sôi nổi trong dư luận quần chúng thời ấy.

Đến khoảng thập niên 1930, chiếc áo dài có một số thay đổi, mà nổi tiếng nhất phải kể đến kiểu áo Lemur của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, một thành viên của Tư. Lực Văn Đoàn. (Chữ Lemur viết trại theo danh từ Pháp 'le mur' có nghĩa là 'cái tường', tương tự như tên 'Cát Tường'). Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa để truyền bá tư tưởng cải cách văn hóa, xã hội của nhóm. Cũng trong tờ Phong-Hóa họa sĩ Cát Tường đã cổ võ cho sự thay đổi về quan niệm trong cách ăn mặc: "Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi gió mưa, nắng lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì. Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ, ta cũng đủ hiểu". Kiểu áo Lemur cho thấy ảnh hưởng của Âu châu, mặc dù áo vẫn giữ nguyên phần áo dài với cổ cao, không có eo. Những thay đổi gồm cổ áo khoét hình trái tim, cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai bồng; tay nối ở vai, tay măng-sét; gấu áo cắt kiểu sóng lượn nối vải khác màu hay đính ren diêm dúa; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vì những đặc tính táo bạo như vậy cho nên có giới nghệ sĩ hay giới ăn chơi thời đó mới dám mặc. Và cũng vì lý do đó chiếc áo Lemur đã sớm đi vào quên lãng vào khoảng năm 1934. Một điểm khác biệt nữa so với áo dài thời trước đó là vạt áo không còn phải nối sống nữa vì hàng vải nhập cảng có khổ rộng hơn hàng nội hóa thời đó.

Khi kiểu Lemur lan đến thủ đô Huế, một số các cô tân thời đã chạy theo kiểu này, làm đề tài cho bài vè sau đây:

Vè vẻ vè ve
Nghe vè 'mốt' áo
Bận áo lơ-muya
Đi giày cao gót
Xách bóp-tờ-phơi
Che dù cánh dơi
Đi chơi Cụ Ngáo
Ăn cháo không tiền
Cởi liền lơ-muya!

Đi đôi với chiếc áo dài mới là một vài cải cách khác, đó là nhiều phụ nữ tân thời không còn nhuộm răng đen nữa, tóc vấn trần hoặc búi lỏng và rẽ ngôi lệch. Đây là cơ hội để nhà thơ Tú Mỡ ở Hà Nội nhại bài Mười Thương để châm biếm:

Một thương tóc lệch đường ngôi
Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn 'san'
Ba thương hôm sớm điểm trang
Bốn thương răng mọc hai hàng trắng phau
Năm thương lược Huế cài đầu
Sáu thương ô lụa ngả màu thanh thiên
Bảy thương lắm bạc nhiều tiền
Tám thương động tí 'nữ quyền' giở ra
Chín thương cô vẫn ở nhà
Mười thương... thôi để mình ta thương mình!

Một cải cách táo bạo khác cần được lưu ý đó là kiểu áo dài nhấn eo, khiến chiếc áo ôm sát theo các đường cong tuyệt mỹ của phái nữ, do bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu-trưởng của trường nữ Trung-học Hà-Nội, sáng tạo.

Vào năm 1934, sau khi áo Lemur đến rồi đi, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến kiểu Lemur bằng cách dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ, bỏ đi những nét Tây phương như không tay phồng, cổ hở, không viền tròn vạt dài v.v. nhưng ôm sát thân người để hai tà áo mềm mại tự do bay lượn. Đây là kiểu áo rất gần với chiếc áo dài tân thời ngày nay. Những thay đổi từ chiếc áo dài Lê Phổ cho đến ngày nay được tóm tắt như sau:

- Cuối thập niên 1950, bà Trần Lê. Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu, xuất hiện trước công chúng trong kiểu áo dài cổ khoét kiểu thuyền và tay ngắn. Kiểu áo không được ưa chuộng mấy và rồi biến mất cùng với nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

- Khoảng thập niên 1960, nhà may Dung Dakao ở Sài Gòn tung ra kiểu áo dài tay Raglan, ráp tay xéo vai do đó bớt được những đường nhăn hai bên nách và đùn vải nơi vai. Đây là một cải tiến quan trọng và được ưa chuộng cho đến ngày nay. Đi với kiểu tay Raglan là nhiều kiểu biến chế lạ mắt như thân áo may bằng hàng dày, nhưng phía ngực và tay lại bằng hàng hàng mỏng; hoặc thân áo và hai tay là hai màu tương phản.

- Đầu thập niên 70 -75 là thời kỳ của áo dài mini-Raglan. Đó là áo dài raglan may với tà áo cao và gọn. Kiểu này rất được giới trẻ, nhất là các nữ sinh Sài Gòn ưa chuộng mãi cho đến ngày miền Nam thất thủ. Đối lại với kiểu mini-Raglan là kiểu maxi-Raglan tha thướt, dịu dàng, rất hợp với các bà.

Ngoài ra, một số nhà may tại Sài Gòn còn tung ra thị trường kiểu áo dài ba tà gồm một vạt sau và hai vạt trước, với nút gài từ cổ xuống eo. Áo ba tà được mặc với quần ống voi, và không được ưa chuộng cho lắm vì không thích hợp với bản chất nhẹ nhàng của phụ nữ Việt Nam.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy chiếc áo dài có những canh tân quá đáng như hở ngực, hở cổ hoặc chỉ có một tay v.v. như các kiểu áo Tây phương. Những 'phát minh' loại này đã và sẽ bị đào thải nhanh chóng.

Mong rằng những cải tiến, nếu có, sẽ nhắm vào việc duy trì phẩm chất thuần túy của chiếc áo dài quốc hồn quốc túy, vương mang linh hồn dân tộc Việt, cũng như làm tăng thêm giá trị mỹ thuật độc đáo, để cho chiếc áo dài thân thương của chúng ta mãi mãi không bao giờ bị lấn át bởi các trào lưu thời trang Tây phương, và sẽ giữ vững ngôi vị độc tôn với dáng nét kiêu sa không những ở quê nhà mà còn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Nói tóm lại, trải qua mấy nghìn năm biển dâu chiếc áo dài Việt Nam đã được biến cải từ chiếc áo Giao Lãnh mộc mạc thành chiếc áo dài trang nhã, đài các, không những đã chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử lẫn trong văn hóa Việt; một thứ di sản văn hóa mang đủ tính chất nghệ thuật vừa thướt tha, vừa dịu dàng, vừa sang trọng, vừa lãng mạn, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Việt, không còn chỉ loanh quanh ẩn núp bên các đường phố Việt Nam, mà còn tự hào vươn mình tung bay trên nhiều phố phường dưới bầu trời thế giới hôm nay. Đó là nhờ công lao gìn giữ của cả dân tộc cũng như công sáng tạo của bao nhà họa kiểu.

Hoàng hôn đang xuống chậm. Lãng đãng các sắc màu tím hồng hỗn hợp thấm đẫm chân trời. Thấp thoáng dưới bóng chiều bảng lảng, những tà áo dài nhẹ bay trong chiều nắng thu phai.

Hoàng Huy Giang
tháng 4 - 2005

Tài liệu tham khảo:

"Việt Nam Phong Tục", Phan Kế Bính, Phong Trào Văn Hóa.

"Việt Nam Sử Lược", Trần Trọng Kim, Đại Nam.

"Phong Tục Việt Nam", Toan Ánh, Xuân Thu.

"Đất Lề Quê Thói", Nhất Thanh, Sống Mới.

"Những Hình Ảnh Xưa", Nguyễn Khắc Ngữ, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa.

"Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", Cristoforo Borri, 1631, Lille

"Phong-Hóa", số 86, 1934.

"Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn", Tôn Thất Bình, 1997, Nhà Xuất Bản Đà-Nẵng.

"Chiếc Áo Dài Việt-Nam và Đạo Làm Người", Nguyễn Huỳnh.

(*) Ca dao Việt Nam